Thời
điểm chính vụ, mỗi ngày toàn tỉnh tiêu thụ 10 nghìn tấn vải thiều phục vụ tiêu
dùng và xuất khẩu. Nhằm làm giảm áp lực tiêu thụ quả tươi, nhiều doanh nghiệp, hộ
gia đình đã đẩy mạnh chế biến giúp các sản phẩm từ vải thiều thêm hấp dẫn, đa dạng,
được nhiều người ưu chuộng.
vải thiều sấy khô.
Lò sấy vải đỏ lửa
Trong số những sản phẩm chế biến, vải thiều sấy khô
luôn là giải pháp hữu hiệu với nhiều lợi thế về sản lượng lớn, sẵn mặt bằng,
nguyên liệu, có lao động tại chỗ. Gia đình ông Đặng Văn Thành, thôn 1, xã
Phương Sơn (LụcNam) đã có tiếng nhiều năm sấy vải thiều. Ông
Thành chia sẻ, năm nay gia đình ông dự kiến chế biến khoảng 200 tấn quả tươi.
Hằng ngày, ông đặt hàng các điểm cân lớn tại Lạng Giang, Lục Nam, Lục Ngạn thu
mua vải thiều. Quả khô thành phẩm được xuất sang Trung Quốc, giá dao động từ 45-55
nghìn đồng/kg. Do vụ này thu mua vải tươi giá thấp nên sấy vải có lãi, ông yên
tâm mua hàng về chế biến. Hiện gia đình ông Thành đang thuê 5 lao động làm việc
tại các lò sấy.
Thống kê của UBND huyện Lục Nam cho thấy,
toàn huyện có hàng trăm hộ duy trì lò sấy vải thiều, tổng sản lượng ước đạt 6
nghìn tấn (chiếm khoảng 20% sản lượng quả tươi toàn huyện). Đa phần các hộ đều
sử dụng những lò sấy đã được xây dựng từ những năm trước, góp phần giảm số tiền
đầu tư, tăng hiệu quả chế biến. Ông Đặng Văn Nhàn, Phó Chủ tịch UBND huyện Lục
Nam khẳng định, huyện luôn khuyến khích, tạo điều kiện cho người dân chế biến
vải thiều. Thời gian tới, huyện sẽ đẩy mạnh quảng bá, xúc tiến thương mại cho
sản phẩm vải thiều sấy khô, giúp người dân tiêu thụ thuận lợi hơn.
Không
chỉ các hộ ở huyện Lục Nam, mặc dù chất lượng quả vượt trội so với nhiều địa
phương khác song người dân các xã Hồng Giang, Phì Điền, Tân Quang, Quý Sơn, Tân
Mộc (Lục Ngạn) cũng đưa vải vào sấy. Hiện nay, trên địa bàn huyện có hơn 200
lò, tiêu thụ hàng nghìn tấn quả. Đây là giải pháp chế biến truyền thống giúp
bảo quản sản phẩm từ 4 đến 6 tháng phục vụ xuất bán. Việc làm này góp phần
giảm sức ép tiêu thụ quả tươi, tăng giá trị cho vải thiều. Cũng với cách làm
trên, người dân các huyện Sơn Động, Lạng Giang và Yên Thế cũng chủ động mua
than, củi duy trì nhiều lò sấy trên địa bàn.
Nghiên cứu nhằm tạo gia những sản phẩm mới.
Không chỉ dừng lại ở sản phẩm vải thiều sấy khô, nhiều doanh nghiệp đã ứng
dụng công nghệ, kỹ thuật hiện đại để chế biến vải thiều thành những sản phẩm
độc đáo, cho giá trị kinh tế cao. Trong đó, Công ty TNHH Thương mại Ngân Giang
(Lục Ngạn) đã thu mua hơn 20 tấn vải rụng chế biến thành những chai giấm mang
nhãn hiệu Kim Ngân. Đây là sản phẩm giấm thơm, ngon được tung ra thị trường vài
năm nay và đã nhanh chóng tìm được chỗ đứng cả trong nước và xuất khẩu.
Vụ này, Công ty cổ phần Thực phẩm xuất khẩu
Đồng Giao (Hà Nội) đã đặt 10 điểm cân thu mua vải thiều trên địa bàn huyện Lục
Ngạn. Cùng với xuất khẩu quả tươi loại 1 sang thị trường Nhật Bản, Anh, Đức,
Công ty còn thu mua khoảng 10 nghìn tấn quả loại 2, 3 để chế biến thành nước
ép. Ông Đinh Cao Khuê, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Thực phẩm xuất khẩu Đồng
Giao đánh giá: Năm nay, vải thiều Lục Ngạn có chất lượng tốt, rất thuận lợi cho
chế biến. Sản phẩm nước ép vải thiều của đơn vị đã được nhiều người biết đến, tin dùng. Đơn vị sẽ nâng công suất
chế biến, tăng cường quảng bá, mở rộng thị trường tiêu thụ trong thời gian tới.
Đại diện
lãnh đạo Sở Công Thương và UBND các huyện Lục Ngạn, Lục Nam đều khẳng định, đẩy
mạnh hoạt động chế biến sẽ giúp các sản phẩm vải thiều thêm đa dạng, tiếp cận
với nhiều phân khúc thị trường, giúp tăng giá trị cho cây trồng này. Tuy nhiên,
trên thực tế, lượng được chế biến mới chiếm tỷ lệ thấp so với tổng sản lượng
vải toàn tỉnh. Thời gian tới, các địa phương tiếp tục chú trọng thu hút đầu tư,
tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp mở rộng quy mô, đổi mới công nghệ,
nâng công suất chế biến vải thiều.