vai thieu say kho

http://vaithieukho.blogspot.com/2015/11/cay-vai-thieu-que-toi.html

Wikipedia

Search results

vải thiều sấy khô

vải thiều sấy khô cung cấp những thông tin mới nhất nóng bỏng nhất về đặc sản vải thiều bắc giang

vải thiều sấy khô

vải thiều sấy khô
vải thiều sấy khô
Powered By Blogger

DC : phượng sơn - lục ngạn - bắc giang :0972405082

Tuesday, December 1, 2015

Cây vải tổ mùa quả chín

Đã hơn 100 năm bén rễ trên đất Thanh Hà, cây vải tổ đã làm nên thương hiệu cho một vùng quê nông nghiệp và trở thành điểm để du khách gần xa tìm về.
Năm nào cây vải tổ cũng cho quả

Nổi  tiếng gần xa
Chúng tôi về thôn Thúy Lâm, xã Thanh Sơn (Thanh Hà) đúng mùa vải đang chín. Quả vải phát mã đỏ thẫm trong các vườn nhà. Tìm về mảnh vườn có cây vải tổ, chúng tôi như lạc vào một nếp nhà nông thôn Việt Nam xưa. Chủ nhân mảnh vườn là cụ Hoàng Văn Thu, 82 tuổi. Cụ Thu cho biết, hai năm nay vợ chồng cụ về dựng căn nhà nhỏ sống hẳn ở đây để trông nom cây vải và miếu cụ tổ. Vườn vải của cụ Thu có khoảng 20 gốc. Cây vải tổ nằm ngay sau miếu thờ cụ tổ Hoàng Văn Cơm, tán lá trùm kín một khoảng vườn. Từ gốc cây, chúng tôi ước đếm được gần 20 cành lớn nhỏ. Dưới gốc cây có tấm bia ghi dòng chữ: “Nhân dân huyện Thanh Hà nhớ ơn cụ Hoàng Văn Cơm có công trồng cây vải thiều tổ”.
Mời chúng tôi ra vườn nếm thử quả cây vải tổ, cụ Thu cho biết: “Năm nào cây vải tổ cũng cho quả. Năm nhiều khoảng hơn tạ, năm ít cũng một vài chục cân”. Quả của cây vải tổ vỏ đỏ hơn các cây khác, nhỏ nhưng cùi dày, bóc ráo nước. Ăn thấy giòn và ngọt, vị đậm đà đọng mãi nơi đầu lưỡi. Chẳng thế mà ai về đây cũng muốn nếm thử quả của cây vải tổ.
Cây vải tổ từng được nhiều vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước qua các thời kỳ về thăm. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã hai lần đến thăm cây vải tổ khi có dịp về Hải Dương. Đài Truyền hình Việt Nam cũng từng làm bộ phim về huyền thoại cây vải tổ. Cuối năm 2011, một đoàn làm phim của Bỉ cũng đã làm bộ phim về cây vải này.
Về mùa vải, mỗi ngày vườn vải cụ Thu đón hàng chục đoàn khách trong, ngoài nước đến tham quan, thưởng thức vải. Có vị khách Nhật khi đến đây mê không gian làng quê, mắc võng dưới gốc vải nằm.
Ông Hoàng Văn Tuận, con trai của cụ Thu cho biết: “Từ đầu vụ vải đến nay đã có hơn 10 đoàn khách đến thăm cây vải tổ. Trong đó có một đoàn khách Úc thuộc lĩnh vực nông nghiệp. Được ăn vải Thanh Hà, họ gật gù khen ngon mãi”.
Có mặt tại vườn vải nhà cụ Thu buổi sáng, chúng tôi gặp 3 đoàn khách từ TP Hải Dương, TP Hà Nội với trên 50 người về thăm và thưởng thức vải. Dưới gốc vải tổ, ai cũng quay phim, chụp ảnh làm kỷ niệm. Ông Nguyễn Lam Phương ở TP Hải Dương cho biết: “Đây là lần thứ tư tôi về thăm cây vải tổ. Mỗi mùa vải chín đều đưa bạn bè về đây để thưởng thức thứ quả đặc sản của Hải Dương”.
Sau khi thăm cây vải tổ, thưởng thức vải trong vườn nhà cụ Thu, các vị khách rủ nhau đi bộ vào làng Thúy Lâm để thăm các vườn vải của các gia đình khác. Với nhiều sông rạch chảy qua cùng những vườn vải trĩu quả, Thúy Lâm không chỉ mang dáng dấp một ngôi làng nông thôn xưa mà còn là chốn phong cảnh hữu tình, hoa trái trù phú. Tò mò, chúng tôi nhập vào đoàn khách của Công ty CP Tư vấn Sông Đà. Ông Phạm Đức Tiêm, thành viên trong đoàn cho biết: “Tôi quê Thái Bình, công tác trên Hà Nội. Ngày trước, bố tôi từng dạy học ở xã Thanh Sơn này nên đã được nghe cụ kể nhiều về cây vải tổ và vải thiều Thanh Hà. Thế nhưng đến ngày hôm nay tôi mới được về đây thăm và thưởng thức quả. Tới đây nếu có dịp, tôi sẽ cùng cả gia đình trở lại”.
Trong cuốn sổ lưu niệm, chúng tôi cũng đọc được rất nhiều dòng lưu bút sâu sắc: “Gia đình chúng con Đỗ Văn Huynh, Trần Thị Dàng…, nhớ ơn cụ Hoàng Văn Cơm (ông tổ vải thiều). Chúc gia đình luôn luôn mạnh khỏe, chúc cây vải tổ mãi mãi xanh tươi, là cây cổ thụ để con cháu nương tựa. Chúng con vô cùng biết ơn cụ Hoàng Văn Cơm”; “Thật ngưỡng mộ cụ Hoàng Văn Cơm, từ một hạt giống ban đầu đã tạo nên một loại cây trồng trở thành đặc sản cho vùng vào đầu hạ đó là vải thiều Thanh Hà. Từ nay trở đi, mỗi lần được nếm vị ngọt của vải Việt Nam cháu cùng hàng vạn người Việt Nam không bao giờ quên ơn cụ”…
Cây vải tổ làm nên thương hiệu
Cụ Thu kể: cụ nội Hoàng Văn Cơm sinh năm 1848 trong một gia đình có chức sắc trong làng cuối thời Nguyễn. Thời trai trẻ, cụ thường cùng bạn bè buôn bán hoa quả ra Hải Phòng. Một lần dự tiệc với người Hoa kiều ở một nhà hàng lớn được ăn một loại vải ngon, cụ lấy 3 hạt về ươm ở vườn nhà, nảy thành 3 cây. Do gia đình chăm sóc thiếu chu đáo nên chỉ sống một cây. Cây vải trồng ở vùng đất có thổ nhưỡng đặc biệt, lại thích nghi với khí hậu nên phát triển tốt, cho loại quả ngon nổi tiếng, được nhân dân ca ngợi: “Cau Phù Tải, vải Thúy Lâm”. Từ cây vải quý, cụ chiết cành nhân ra vườn nhà, tặng người ruột thịt. Qua thời gian, vải phát triển ra cả làng, xã, rồi khắp huyện, làm nên thương hiệu vải thiều Thanh Hà nổi tiếng. Riêng xã Thanh Sơn có trên 760 ha, mỗi năm thu hoạch trên 3.000 tấn, thu lãi gấp nhiều lần trồng lúa. Đặc biệt, ngày 20-6-1958, vải Thúy Lâm (Thanh Sơn) được ông Lê Vi Vận đại diện cho nhân dân mang lên Phủ Chủ tịch biếu Bác Hồ. Bác khen Thúy Lâm có giống vải quý, ăn rất ngon và khuyên nhân dân nên phát triển trồng loại cây này.
Từ gốc vải thiều vườn nhà, người Thanh Hà chiết cành rồi bán ra các tỉnh ngoài tăng thu nhập. Nhờ đó cây vải Thanh Hà đã lan rộng, bén rễ trên nhiều miền quê trong cả nước như Đông Triều (Quảng Ninh), Cát Bà (Hải Phòng), Ao Châu (Phú Thọ), Đông Hưng (Thái Bình), Lục Ngạn (Bắc Giang). Trong đó, riêng huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) diện tích vải thiều chiếm gần 20 nghìn ha, trở thành cây chủ lực. “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, hằng năm đến mùa vải chín, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) lại cử đoàn đại biểu về Thúy Lâm dâng hương cụ tổ Hoàng Văn Cơm. Trong miếu, ngoài pho tượng còn có bức trướng ghi: “Nhân dân các dân tộc huyện Lục Ngạn biết ơn cụ Hoàng Văn Cơm, ông tổ vải thiều”.
Từ khi bén rễ trên đất Thúy Lâm, đến nay, cây vải tổ đã gần 200 tuổi. Ở Thúy Lâm hiện còn 8 cây thuộc thế hệ cây con của cây vải tổ, trong đó vườn nhà ông Thu có 3 cây. Nguyên nhân là do thời kỳ vải rớt giá, một vài gia đình đã chặt vải thay bằng cây trồng khác.
Bao giờ thành tour du lịch?
Mặc dù được du khách xa gần viếng thăm, song các hoạt động hầu hết là tự phát, chưa được tổ chức thành các tour thường xuyên. Khách đến Thúy Lâm cũng chỉ vào mùa vải chín. Các hoạt động đón tiếp khách cũng chủ yếu do gia đình tự đảm nhiệm, do vậy việc giới thiệu với du khách về sản vật địa phương còn hạn chế. Ngoài ngôi miếu nhỏ thờ cụ tổ, căn nhà cấp bốn tạm bợ, vườn vải nhà cụ Thu không có công trình xây dựng nào để đón tiếp khách. Quanh vùng cũng không có bất cứ công trình nào để khách lưu trú. Hiện trạng đó khiến du khách đến, ở lại với vải tổ Thúy Lâm và đất vải Thanh Hà chỉ vài tiếng.
Trong những năm qua, huyện Thanh Hà đã có nhiều biện pháp quảng bá, giới thiệu hình ảnh của cây vải tổ, giá trị của đặc sản vải thiều. Gần đây, địa phương cũng đã cho làm một tấm biển lớn ở đầu làng Thúy Lâm chỉ đường đến cây vải tổ. Tuy nhiên, để hình ảnh cây vải tổ và thương hiệu vải thiều Thanh Hà đi vào trái tim người tiêu dùng thì bấy nhiêu vẫn chưa đủ. Trên đường về, chúng tôi cứ day dứt câu nói của một vị khách: “So với miệt vườn Nam Bộ, Thanh Hà chẳng kém cạnh gì, vậy sao địa phương không tổ chức được các tour du lịch như các địa phương ở Nam Bộ đã làm?”

>> Các bài liên quan:

Sunday, November 29, 2015

Cách nấu xôi gấc đỏ thơm ngon đơn giản tại nhà



Cách nấu xôi gấc đỏ cúng gia tiên cho cả năm may mắn, hôm nay mình xin chia sẻ tới các bạn cách nấu xôi gấc thơm ngon với công thức đơn giản dễ làm tại nhà, mọi người cùng chuẩn bị nguyên liệu và bắt tay vào làm nhé.
Cách nấu xôi gấc ngon cho màu đỏ thắm, hạt gạo dẻo mà không nát, thơm lừng mùi gấc đặc trưng. Chuyên mục xin bật mí cách nấu xôi gấc cực tiện lợi bằng nồi cơm điện giúp bạn có thể nấu xôi gấc bất cứ khi nào thích.
Cách nấu xôi gấc đỏ thơm ngon đơn giản tại nhà

Nguyên liệu nấu xôi gấc
  • Gạo nếp: 1kg
  • Gấc chín: 1 quả to
  • Dừa xiêm: 1 quả
  • Muối, đường, dầu ăn, rượu trắng
Cách nấu xôi gấc ngon
Cách chọn gấc ngon: Gấc ngon là gấc chín màu đỏ tươi tự nhiên, vỏ mềm, gai đã nở hết, có thể chọn quả hơi héo một chút để màu đỏ nhé.
Gạo nếp trước khi đem đồ nên ngâm nước muối qua đêm để gạo ngậm nước. Khi hết thời gian ngâm gạo bạn có thể vo lại nhặt sạch trấu và sạn, xả qua nước lạnh rồi để ra rá cho ráo nước.
Gấc đem bổ đôi, dùng thìa cạo hết phần hột gấc, thịt gấc sẽ bám hết ở vỏ ngoài hột gấc, nên rất khó để bóc được phần vỏ đó ra. Bạn cho gạo đã để ráo nước vào xoong, sau đó cho hết hạt gấc vào bóp đều, khi màu đỏ đã bám đều ở các hạt gạo, hạt gấc đã hết thịt thì bạn có thể nhặt bỏ hạt gấc đi. Cách khác để lấy thịt gấc là bạn cho 1 thìa canh rượu trắng, 1 thìa canh muối vào phần hạt gấc ngâm 6h. Khi có thịt gấc bạn đem trộn với nếp và muối, hành băm nhuyễn.
Dừa xiêm bạn bổ lấy nước để riêng, 1 nửa đem nạo sợi để ăn kèm với xôi, 1 nửa đem bào mỏng, xay nhuyễn rồi trộn với nước dừa đó và cho lên bếp đun sôi khoảng 20 phút, lọc lấy 100ml nước cốt dừa rồi trộn nước cốt dừa đó với 3 thìa dầu ăn.
Cho gạo nếp vào nồi hấp và đặt lên bếp đun khoảng 30 phút, trong quá trình hấp thỉnh thoảng bạn lau vung nồi hấp để nước đọng không nhỏ xuống xôi làm xôi bị nhớt, nhão. Khi hấp được 30 phút bạn cho 1/2 nước cốt dừa lên xôi và dùng đũa đảo đều, tiếp tục cho dừa tươi nạo sợi vào hấp lên trên, hấp thêm 10 phút nữa thì cho xôi ra và dũng đũa đánh đều cho xôi tơi. Khi xoong hấp nguội bạn cho xuống và đảo đều.
Cách nấu xôi gấc ngon bằng nồi cơm điện
Cho khoảng 1 lít nước vào nồi cơm đun sôi. Đổ nếp vào chõ hấp xôi đặt vào trong nồi. Canh chừng 10 phút, mở nắp xửng, rưới nước cốt dừa và dừa sợi bào vụn, dùng đũa xới đều xôi lên rồi đậy nắp khoảng 5 phút. Cách nấu xôi gấc bằng nồi cơm điện muốn ăn ngọt thì mở nắp và bỏ đường vào, trộn đều nhẹ tay bằng đũa, rồi đậy nắp nồi nấu tiếp khoảng 5-7 phút hoặc canh thấy xôi chín mềm là được.
Cách nấu xôi gấc bằng lò vi sóng
Lấy nilon bọc thực phẩm bọc trên bát xôi. Sau đó cho vào lò vi sóng, để ở chế độ cao nhất (High) trong 5 phút. Sau 5 phút, gỡ màng nilon và xới đều bát xôi. Sau đó bọc lại màng nilon, cho vào lò vi sóng bấm thêm 2 phút nữa là được
Bạn lưu ý cách nấu xôi gấc nước dừa muốn ngon mắt không bị bết thì kiêng dùng thìa xới nhé, chỉ nên dùng đĩa để xôi được tơi, xốp.
Nếu bạn muốn ăn xôi ngọt thì đợi xôi nguội bớt bạn cho đường vào và đảo đều nhé, nếu cho lúc nóng xôi sẽ bị nhão.
Cách nấu xôi gấc ngon, coi như thành công là khi xôi có mùi thơm hấp dẫn, khô mà không rắn, hạt gạo nếp căng mọng và bóng.
Xôi gấc là món ăn biểu tượng cho sự may mắn, chính vì vậy với cách làm xôi gấc dẻo, ngon hấp dẫn rất đơn giản trên đây là bạn đã có thể làm cho mâm cơm ngày lễ tết của gia đình mình thêm thơm ngon, ý nghĩa rồi đấy. Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm cách nấu xôi gấc đậu xanh ( hay còn gọi là xôi 3 tầng ) để làm mâm cơm ngày tết thêm sinh động.
Chúc các bạn thành công với cách nấu xôi gấc tại website http://vaithieukho.blogspot.com/, hãy chia sẻ bài viết này tới bạn bè và gia đình nhé !

Saturday, November 28, 2015

Sưu tập các mẹo vặt trái cây hay ho tiện lợi

Hãy xem nhanh những mẹo vặt này để làm mọi thứ dễ dàng hơn nào!


Để bài trí trái cây cho đẹp mắt, bạn có thể kết hợp nhiều loại quả như táo, cam, dâu, thanh long,... cùng với với một số thao tác tỉa đơn giản là được.
Mẹo tỉa cà chua bi thành hình chú thỏ mini trang trí salad. Bạn chú ý dùng dao thật sắc để tỉa cà chua không bị dập nhé!
Ngoài ý tưởng làm thạch múi cam, bạn có thể tham khảo cách làm thạch miếng dưa hấu cũng rất hay ho và đẹp mắt đấy!

Thêm một cách ăn dâu "sang chảnh" và đẹp mắt: khoét ruột dâu rồi bắt whipping cream vào. Whipping cream beo béo ăn kèm với dâu tây chua chua sẽ hấp dẫn lắm!
Một cách cắt và vắt chanh siêu tiết kiệm
Cách bỏ vỏ quả kiwi cực nhanh





Friday, November 27, 2015

Các món ăn ngon của Quảng Ngãi không thể bỏ qua

http://vaithieukho.blogspot.com/ Quả Vải thiều sấy khô, vải thiều sấy khô Lục Ngạ

Qung ngãi có rt nhiu các món ăn ngon như đường phèn, đường phi, ko gương và quế Trà Bng thì có 2 món ăn mà chúng ta nht đnh phi th đó là món cá bng sông Trà và món don.

1. Cá bống sông Trà

Cá bng sông Trà là đc sn Qung Ngãi ni tiếng khp nơi, món ăn có v vô cùng đc bit. Tht cá va có dai dai va có v mn mn, món này ăn vi cơm trng nóng hi là ngon nht, không cn ăn vi cơm bn có th dùng món cá bng sông Trà rim mn làm mi nhm rượu cũng rt ngon.

Là món ăn ni tiếng khp nơi ca Qung Ngãi vi hương v dai  dai mn mn được dùng chung vi cơm trng nóng hi mang li khu v vô cùng đc bic và khó phi vi người du lch.

Cá bống sông Trà được bắt bằng ống tre dài khoảng 1 mét chọc xuống nước, ống này trống hai đầu, chỉ cần dùng cọc nhọn cắm xuống, cắm vào buổi chiều thì sáng hôm sau ngư dân sẽ lặn xuống cầm hai đầu ống và xổ cá ra.
Cá bống tươi đêm về rửa sạch được cho vào nồi đất, ướp với gia vị như ớt, hành tiêu, nước mắm. Cá được rim với lửa nhỏ liu riu rồi tắt bếp. Cá kho khoảng 2 đến 3 lần sẽ có vị cay cay mặn mặn hấp dẫn.
Hiện nay món này được chế biến và đón hộp để bán khắp nơi. Nhưng để thưởng thức trọn vẹn hương vị của cá bống sông Trà tươi, bạn hãy thử một lần về thăm Quảng Ngãi và thưởng thức trực tiếp ở đó.

2. Món don

Món don là món ăn dân dã rất đặc biệt chỉ có ở Quảng Ngãi. Thử một lần về đây, thưởng thức món ăn đậm đà phong vị quê hương này bạn sẽ cảm nhận được vì sao người dân Quảng Ngãi đi đâu cũng nhớ món don quê nhà.
Món này được chế biến từ con don. Don họ nhuyễn thể, thân có hai mảnh vỏ mỏng, màu vàng nhạt, độ lớn khoảng bằng ngón tay út, vỏ rất mỏng, phần ruột don có màu vàng nhạt có tua hồng bao quanh.
Món don ngon nhất khi được thu hoạch từ tháng giêng âm lịch đến cuối tháng 7. Don được cào ở cửa biền (thường là cửa Đại Cổ Lũy). Món don ngon đặc biệt vì thế đất, vì con nước “chè hai” khiến don có phong vị quê hương một cách đặc biệt.

Sau khi được cào về, người ta ngâm don, rửa sạch sẽ rồi cho vào nồi nước sôi, khuấy mạnh và đều tay liên tục cho don hả miệng. Sau đó nước luộc don được cho vô một cái nồi khác, nêm nếm vừa ăn tùy theo khẩu vị của mỗi người. Riêng con don để ở rổ, rồi đãi lấy ruột (nếu nhà nào thích ăn béo thì có thể phi hành tỏi). Sau đó bẻ bánh tráng sống cho vào tô, đổ nước don vào rồi cho con don vô, rắc thêm hành tây, hành lá, ớt xiêm và rải rác vài hột tiêu xay nhuyễn, rồi bẻ bánh tráng nướng vào, cộng với tép tỏi Lý Sơn và mùi cay thơm của ớt hiểm.




Thursday, November 26, 2015

Bắc Ninh – Hội Lim

Thời gian: Ngày 13/1 âm lịch.


Địa điểm: Đồi Lim, thuộc thị trấn Lim, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh, cách Hà Nội 18km.
Đối tượng suy tôn: Vua Bà và ông Hiếu Trung Hầu, tương truyền là hai vị tổ của các làn điệu dân ca Quan họ
Đặc điểm: Hát Quan họ trên đồi, trên thuyền, tại nhà.
Hội Lim là lễ hội văn hoá nghệ thuật đặc sắc của những làng quê quan họ, hình thành từ xa xưa. Ngày hội đã thu hút nhiều thành phần, lứa tuổi từ khắp nơi về trẩy hội vui xuân, trong đó phần đông là trai thanh gái lịch. Đến hẹn lại lên, họ đến với nhau để ca hát, với người lớn tuổi thì đến hội là dịp tìm về tuổi xuân, với nam thanh nữ tú thì hội là dịp tìm bạn, tìm duyên. Sự kiện văn hoá độc đáo này trở thành tài sản vô giá trong kho tàng văn hoá dân gian Việt Nam.
Cũng như các lễ hội truyền thống khác, hội Lim cũng có những hoạt động nghi lễ trang nghiêm, thành kính nhằm tôn vinh công đức các vị thần như lễ rước, lễ tế hay các trò hội dân gian mua vui, thi tài. Sáng sớm ngày 13 là lễ rước kinh từ chùa Trũng tới chùa Hồng Ân, sau những nghi thức tế lễ, đoàn rước đón nước thiêng từ chùa Hồng Ân trở về chùa Trũng. Kết thúc lễ rước, vào lễ khai hội.
Nhưng đến Hội Lim khách trảy hội đều muốn xem, nghe và được hát quan họ với các liền anh liền chị, đó cũng là đặc trưng cơ bản nhất của lễ hội này.
Quan họ là loại dân ca đặc sắc của vùng Kinh Bắc xưa (nay là tỉnh Bắc Ninh). Dân ca quan họ nổi tiếng không chỉ ở lời ca trữ tình, nồng nàn yêu cuộc sống và tình yêu đôi lứa, hay với 200 làn điệu âm nhạc đặc sắc mà còn do những đặc điểm khác hiếm thấy ở dân ca các vùng khác. Từ lời ăn tiếng nói đến lối ứng xử hàng ngày hay trong ngày hội, "người Quan họ" đều từ tốn, khiêm nhường. Tục kết “chạ” giữa các làng Quan họ hay kết bạn giữa các "bọn" Quan họ đã hình thành nếp sống đạo đức cao quý. Người Quan họ đều là "liền anh", "liền chị" và bao giờ cũng tự xưng là "liền em". Với người Quan họ, ngày xưa khách đến phải là:
Mấy khi khách đến chơi nhà,
Lấy than, quạt nước tiễn trà người xơi.
Trà này ngon lắm người ơi,
Người xơi một chén cho tôi bằng lòng.
Và đến lúc phải về, cuộc chia tay thật khó dứt, vì lời ca bao giờ cũng như níu chân khách lại:
Người ơi, người ở đừng về...
Hội hát Quan họ thường gắn với hội chùa. Cho nên chùa là nơi tụ hội và đón nhận khách Quan họ. Có tới 49 làng hát quan họ, phân bố trong bốn huyện, thị phía nam tỉnh Bắc Ninh. Nhưng nói tới Quan họ, người ta nghĩ ngay đến hội Lim. Lim là tên nôm của xã Lũng Giang xưa. Hội mở trên đồi, nơi có chùa Lim (chùa Hồng Ân). Hội Lim đông vui và nổi tiếng nhất trong các hội Quan họ. Hội mở vào ngày 13 tháng giêng, đúng phiên đầu năm của chợ Lim.
Đến hội Lim, khách du xuân được xem và nghe hát trên đồi, hát sau chùa, hát trên thuyền và hát trong các tư gia (hát trong nhà); lại có thể nghe hát đối từng cặp (đôi nam, đôi nữ), hoặc "bọn" nam, nữ. Khách hành hương, trẩy hội Lim còn được xem nhiều hoạt động văn hoá truyền thống khác của địa phương, hay tham dự các trò chơi đu bay, chọi gà, chọi chim, đấu vật, tổ tôm điếm... vốn là những trò chơi của hội làng cổ truyền mà hội Lim vẫn giữ lại như một di sản.

Bắc Ninh – Hội đền Đô                                               Về miền lễ hộiBắc Giang
                                  




Mít sấy khô

Cách làm mì xào thịt heo cho bữa sáng thêm ngon

Thỉnh thoảng chị em có thể đổi khẩu vị cho cả nhà bằng món mì xào đơn giản nhưng ngon miệng tuyệt  vời này nhé.

Nguyên liệu:

- ½ gói mì gạo
- 200g thịt nạc vai heo
- 2 củ hành khô băm nhỏ; 2 quả ớt; 1 củ hành tây; 20g rau mùi; 50ml nước luộc gà ; 30ml nước mắm; 15g đường nâu
- Gia vị ướp thịt heo: 2 quả chanh vắt nước; 1 củ sả; 15ml nước mắm; 15g đường; 5g ớt bột; 1 nhúm hạt tiêu đen.


Cách làm:
Bước 1: Cho mì gạo ra ngâm trong nước lạnh khoảng 10 phút.


Bước 2: Sả băm nhỏ:


Bước 3: Cho sả vào bát thịt heo. Thêm các gia vị ướp thịt heo vào cùng, trộn đều trong 20 phút.




Hành tây bóc vỏ, thái mỏng.


Rau mùi, ớt xắt nhỏ.


Bước 4: Làm nóng chảo với một ít dầu ăn rồi cho thịt lợn vào chiên vàng hai mặt hoặc cho đến khi thịt chín. Sau đó cho thịt ra thái thành các lát mỏng.


Mì vớt ra, để ráo.


Bước 5: Làm nóng một chảo với ít dầu ăn. Xào hành tây và hành khô.


Cho mì vào chảo đảo đều. Sau đó cho thịt lợn chiên vào.


Thêm nước dùng gà, nước mắm, đường nâu vào đảo đều. Xào cho đến khi mì hấp thụ hết nước. Thêm rau mùi và ớt vào, đảo đều rồi cho ra đĩa thưởng thức.