vai thieu say kho

http://vaithieukho.blogspot.com/2015/11/cay-vai-thieu-que-toi.html

Wikipedia

Search results

vải thiều sấy khô

vải thiều sấy khô cung cấp những thông tin mới nhất nóng bỏng nhất về đặc sản vải thiều bắc giang

vải thiều sấy khô

vải thiều sấy khô
vải thiều sấy khô
Powered By Blogger

DC : phượng sơn - lục ngạn - bắc giang :0972405082

Tuesday, November 10, 2015

Đặc sản vải thiều và lịch sử vải thiều Hải Dương

I. Giới thiệu chung

Cây vải (tên khoa học là Nephelium litch hay Litchisinensis) là cây ăn quả quý, quả chín ăn ngon, bổ, đặc biệt là bổ não, có tác dụng chữa bệnh đường ruột. Trồng vải còn là nguồn cung cấp nhiều mật tốt cho nghề nuôi ong và cho gỗ tốt. Vải khô, vải hộp là hàng xuất khẩu có giá trị...

Hiện nay, cây vải được trồng phổ biến ở tất cả các huyện của tỉnh Hải Dương với tổng diện tích 14.250ha nhưng tập trung nhiều nhất vẫn là 2 huyện Thanh hà (47%) và Chí Linh (43%). Đối với Thanh Hà, cây vải là cây trồng chủ lực, chiếm 2/3 diện tích canh tác, là nguồn thu nhập chính của các hộ nông dân. Toàn bộ diện tích vườn tạp ở đây đã được cải tạo để trồng vải, diện tích cây vải ở Thanh hà phát triển rất nhanh trong khoảng 10 năm trở lại đây và diện tích hiện nay là 6.745 ha, sản lượng 25.000 tấn.

Từ năm 1993, thực hiện nghị quyết Trung ương 5 về việc chuyển đổi cơ cấu và đa dạng hoá kinh tế nông nghiệp. Huyện Thanh hà đã xây dựng dự án chuyển đổi 1500 ha đất lúa sang trồng vải. Năm 1994, sau khi nhận thấy cần thiết phải chuyển đổi những vùng ruộng cấy quá úng, trũng, hiệu quả kinh tế thấp sang trồng vải thiều. Đặc biệt từ năm 2000, huyện lập dự án chuyển đổi 3.471ha đất bãi của 24 xã sang trồng vải nên diện
II. Vài nét về địa phương sản xuất

1. Vị trí địa lí


Huyện Thanh Hà nằm ở vị trí 2300000°N - 2320000°N vĩ độ Bắc, 640000°E - 660000°E kinh độ Đông. Là huyện thuộc vùng đồng bằng sông Hồng nên địa hình của huyện khá bằng phẳng vớii độ cao 1- 6 m so với mực nước biển, nghiêng và thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam theo hướng nghiêng của đồng bằng Bắc Bộ.

2. Đặc thù về khí hậu

Huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương có khí hậu đặc trưng của một vùng gần biển. Do ảnh hưởng của biển nên ẩm độ luôn luôn cao hơn các vùng sâu trong nội địa (huyện Chí Linh). Ẩm độ cao, kèm theo số giờ nắng trung bình/ngày rất thấp vào tháng hai và ba ảnh hưởng rất lớn đến quá trình đậu hoa đậu quả của vải Thiều. Nếu không có biện pháp chăm sóc hợp lý, yếu tố ẩm độ và số giờ nắng sẽ chi phối năng suất vải Thiều.

Sự phân bố lượng mưa qua các tháng trong năm ở Thanh Hà tương đối đều đặn. Lượng mưa vào các tháng ba và tư ở Thanh Hà cao tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phát triển quả và tích lỹ các chất về quả của vải Thiều được trồng ở Thanh Hà. Bởi vậy, vải Thiều Thanh Hà có gai nhẵn hơn so với vải Thiều được trồng ở các vùng khác.

3. Đặc thù về hệ thống sông ngòi, thuỷ văn

Huyện Thanh Hà là huyện được bao bọc bởi các con sông: sông Thái Bình, sông Rạng, sông Văn Úc với chiều dài khoảng trên 200km. Ngoài ra, hệ thống sông ngòi khá dày đặc trong nội đồng với chiều dài trên 350km. Các con sông này cung cấp một lượng lớn phù sa và nước tưới cho vùng, chính vì vậy đặc trưng đất đai của Thanh Hà là đất phù sa của hệ thống sông Thái Bình.

Nét đặc thù rõ nhất là các xã Thanh Thuỷ, Thanh Sơn, Thanh Xá, Thanh Khê, Thanh Xuân của huyện là điểm hội tụ của nhiều dòng sông đổ về: phía bắc là sông Rạng, phía Nam là sông Văn Úc ngược nước triều từ biển lên, phía Tây là sông Thái Bình. Đây chính là vùng trồng vải làm nên chất lượng đặc thù của sản phẩm.

Những nét đặc thù về hệ thống sông ngòi, chế độ thuỷ văn và hệ thống tưới đã ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng nước tưới. Do ảnh hưởng của thuỷ triều, một phần trong nước tưới của Thanh Hà chịu ảnh hưởng của nước biển. Bởi vậy, trong nước tưới của Thanh Hà tại các cửa cống lấy nguồn nước tưới chứa hàm lượng các cation Na+, K+, Mg++ khá cao. Hàm lượng đó giảm dần khi đi sâu vào nội địa. Sự biến thiên chất lượng nước tưới trên hệ thống tưới có sự tương đồng với sự phân bố chất lượng vải Thiều giữa các vùng trong huyện Thanh Hà. Như vậy, chất lượng nước tưới đã góp phần vào việc quy định chất lượng đặc thù của vải Thiều Thanh Hà.

4. Đặc thù về đất đai

Đất Thanh Hà phần lớn có độ chua thay đổi từ trung tính đến ít chua. Hàm lượng các-bon hữu cơ và đạm tổng số ở ngưỡng trung bình. Kali tổng số, kali dễ tiêu, lân dễ tiêu ở ngưỡng giàu. Các nguyên tố vi lượng (Mo, Bo) trong đất Thanh Hà có hàm lượng cao.

III. Lịch sử vải thiều

1. Lịch sử vải thiều:

Cây vải, còn gọi là lệ chi (danh pháp khoa học: Litchi chinensis) là loài duy nhất trong chi Litchi thuộc họ Bồ hòn (Sapindaceae). Nó là loại cây ăn quả thân gỗ vùng nhiệt đới, có nguồn gốc ở miền nam Trung Quốc, tại đó người ta gọi nó là : lìzhī- lệ chi, kéo dài về phía nam tới Indonesia và về phía đông tới Philipin, tại đây người ta gọi nó là alupag.

2. Vải thiều Thanh Hà:

- Tương truyền cây vải thiều có mặt ở vùng Hồng Châu (Hải Dương ngày nay) từ thời vua Mai Hắc Đế, tức là được chuyển ra trồng từ miền Châu Hoan (Thanh Hóa) ra.

Thời đó đất Hồng Châu chủ yếu còn là hoang mạc, lầy lội, thưa người ở. Không rõ ai đã mang chúng trồng thử chắc với mục đích mang cống Bắc Triều cho tiện hơn chăng (Thời Bắc thuộc nước ta đã có thời bị lệ thuộc vào lệ cống nạp Lệ chi - quả vải).

Vùng đất Thanh Hà có thổ nhưỡng khá đặc biệt, bao bọc xung quanh bởi các con sông trong hệ thống sông Thái Bình và sông Hồng, thuở xưa rất hay bị lụt lội, tuy nhiên cũng vì vậy mà được phù xa bồi đắp, rửa chua khua mặn nên hình như vậy đất trở lên ngọt ngào hơn chăng?
Cây lệ chi (tiếng cổ của cây vải thiều) nhanh chóng được trồng trên đất Thanh Hà và không ngờ đất đã cho quả hương vị đặc biệt ngon.

- Giống vải được ưa chuộng nhất ở Việt Nam là vải thiều trồng tại khu vực huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương nhưng được trồng nhiều nhất ở huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang. Quả thu hoạch từ các cây vải trồng trong khu vực này thông thường có hương vị thơm và ngọt hơn vải được trồng ở các khu vực khác (mặc dù cũng lấy giống từ đây). Một giống vải khác, chín sớm hơn, có tên gọi dân gian là (vải) tu hú có hạt to hơn và vị chua hơn so với vải thiều. Nó có tên gọi như vậy có lẽ là do gắn liền với sự trở lại của một loài chim di cư là chim tu hú (Eudynamis scolopacea). Vải, với tên gọi cũ là Lệ Chi, được biết đến ở Việt Nam qua vụ án Lệ Chi Viên của Nguyễn Trãi.

- Huyện Thanh Hà tỉnh Hải Dương quê hương của cây vải, từ một cây vải cách đây khoảng gần 200 năm.

IV. Sản phẩm

1. Các giống vải tại Thanh Hà


Huyện Thanh Hà tỉnh Hải Dương quê hương của cây vải, từ một cây vải cách đây khoảng gần 200 năm, đến nay trên toàn huyện có rất nhiều giống vải khác nhau, với các đặc điểm sinh học, nông học cũng như chất lượng khác nhau.
Theo phân loại về thời điểm chín và thu hoạch, vải trồng tại vùng Thanh Hà được phân thành 3 nhóm giống vải chính sau.
- Nhóm giống vải chín sớm:
Nhóm này bao gồm 2 giống Utrứng và Lãng Xuyên, chiếm khoảng 4% diện tích trồng vải: Thời gian quả chín và cho thu hoạch quả cuối tháng 3 đầu tháng 4 (âm lịch).
- Nhóm giống vải chín trung bình:
Gồm có các giống vải Uhồng, Uthâm, Tàu lai hoa trắng, Tàu lai hoa đen, Thiều Phú hộ, chiếm 16% diện tích trồng vải. Thơì gian chín và cho thu hoạch trong tháng 4 (âm lịch).
-Nhóm giống vải chín muộn - Vải thiều
Nhóm này có duy nhất một giống mà ta vẫn thường được nghe đến: Vải Thiều. Đây là giống vải chính vụ, với diện tích chiếm khoảng 80% diện tích trồng vải toàn huyện. Thời gian chín và cho thu hoạch từ đầu tháng 5 đến đầu tháng 6 (âm lịch). Năm 2007, vải Thiều cho thu hoạch bắt đầu từ 25/4, thu hoạch rộ từ 5/5 đến 25/5 (âm lịch).
Hiện nay, vải Thiều được trồng ở các vùng khác nhau thường có thời gian chín khác nhau (ví dụ: vải Thiều trồng tại Đông Triều cho chín sớm nhât, tiếp đến là vải Thiều Chí Linh, vải Thiều Lục Ngạn và cuối cùng là vải Thiều Thanh Hà).

2. Đặc điểm hình thái quả của các giống vải

- Các giống vải Utrứng, Uhồng và Uthâm là các giống có kích thước quả lớn nhất chiều cao quả 4,3 – 4,6 cm, chiều rộng quả 3,8 – 4,0 cm. Tỷ lệ chiều cao quả/chiều rộng quả 1,1 – 1,15. Quả có dạng hình bầu dục
- Giống vải Tàu lai và Lãng Xuyên có chiều cao quả 3,1 – 3,3 cm, nhưng chiều rộng quả 3,7 – 3,9cm. Tỷ lệ chiều cao quả/chiều rộng quả 0,86. Dạng quả tròn.
- Giống vải Thiều là giống có kích thước quả bé nhất trong tất cả các giống vải hiện nay, dạng quả hơi tròn. Chiều cao quả 3,3 – 3,4cm, chiều rộng quả 3,4 – 3,5cm, tỷ lệ cao quả/ rộng quả 0,94 – 0,98.
-->Nhận dạng chung về vải thiều Thanh Hà:
Quả nặng 18 - 20g, tỷ lệ cùi 72 - 80% thịt hơi nhão, khi bóc vỏ dễ vỡ nước, mùi thơm. Từ 10 tuổi trở lên, cây ra hoa đều và năng suất ổn định hơn. Trồng trên đất đồi vùng Trung du, nếu chăm bón tốt, nhất là bón thêm lân và phân hữu cơ, có thể cho năng suất cao.

3. Thương hiệu Vải thiều Thanh Hà:

Những người dân gốc Thanh Hà cho biết về đặc điểm quả vải thiều Thanh Hà:
- Quả to vừa phải, chùm và quả to khá đều, cũng không chín đỏ quá
- Khi bóc ra múi vải dày, mọng nước
- Hạt vải thiều gần như bị triệt tiêu, xun lại chứ không thành hạt như vải bình thường.
- Vải cho vào miệng sẽ cho cảm giác như tự tan ra, không cảm thấy vị se, vị chua, chát,… cứ ngọt dần, ngọt dần,…
Đó mới là giống vải thiều thứ thiệt.
Ngày 8/6/2007, vải thiều Thanh Hà đã chính thức được Cục Sở hữu trí tuệ trao bằng Chứng nhận Chỉ dẫn địa lý. Nghĩa là từ nay "Thanh Hà" trong cụm từ "Vải thiều Thanh Hà" không thuần tuý là một địa danh, mà đã là một thương hiệu sản phẩm, chẳng khác gì "Nước mắm Phú Quốc", "Vang Đà Lạt"...

Ngày 14/6/2007, Hiệp hội Vải thiều Thanh Hà đã xuất khẩu chuyến vải thiều đầu tiên sang CHLB Đức, mở đầu cho lô hàng xuất khẩu 20-25 tấn vải thiều sơ chế, đóng gói. Công nghệ chế biến cũng đã được máy móc hoá chứ không phải "công nghệ tay chân" nữa, nên không những có công suất cao, mà còn giữ cho vải có hương vị tự nhiên, màu sắc đẹp, đảm bảo vệ sinh.

>> Chút Biến Tấu Với Banh Chôi Quýt
>> Đặc Sản Kiên GIang