vai thieu say kho

http://vaithieukho.blogspot.com/2015/11/cay-vai-thieu-que-toi.html

Wikipedia

Search results

vải thiều sấy khô

vải thiều sấy khô cung cấp những thông tin mới nhất nóng bỏng nhất về đặc sản vải thiều bắc giang

vải thiều sấy khô

vải thiều sấy khô
vải thiều sấy khô
Powered By Blogger

DC : phượng sơn - lục ngạn - bắc giang :0972405082

Wednesday, June 29, 2016

Bắc Giang: Tiêu thụ gần 93 nghìn tấn vải thiều

Tính đến hết ngày 29-6, toàn tỉnh Bắc Giang đã tiêu thụ 93 tấn vải thiều, chiếm hơn 70% sản lượng toàn tỉnh. Các huyện: Tân Yên, Sơn Động đã cơ bản thu hoạch xong.
Vải thiều Bắc Giang thông quan qua cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn).
Thông tin từ chợ đầu mối Thủ Đức TP Hồ Chí Minh, sản lượng tiêu thụ vải thiều đến thời điểm này là hơn 14 nghìn tấn với mức giá từ 20-22 nghìn đồng/kg. 
Giá vải tại các cửa khẩu nhìn chung vẫn giữ mức ổn định. Theo đó, tại Lạng Sơn dao động từ 30-45 nghìn đồng/kg; tại Lào Cai từ 35-45 nghìn đồng/kg.
Hưởng ứng tuần lễ vải thiều Lục Ngạn - Bắc Giang ở Hà Nội năm 2016, tổng sản lượng vải đã tiêu thụ tại hệ thống siêu thị BigC và siêu thị Hapro đến ngày 29-6 là 37 tấn với giá 35 nghìn đồng/kg ( loại có cuống ) và 45 nghìn đồng/kg (đã cắt cuống).
Khảo sát tại huyện Lục Ngạn, hôm nay 29-6, cho thấy giá vải thiều từ 10-24 nghìn đồng/kg giảm 4-5 nghìn đồng/kg so với ngày hôm qua. 
Tình hình giao thông, an ninh tương đối ổn định; hiện tượng tắc đường chỉ xảy ra cục bộ vào buổi sáng (7 giờ 30-8 giờ 30) và buổi chiều ( từ 17 giờ đến 18 giờ) tại Phượng Sơn, Nghĩa Hồ, Hồng Giang, Giáp Sơn. Năm nay, hiện tượng tắc đường giảm đáng kể là do sự vào cuộc tích cực của lực lượng công an, quân đội, thanh niên tình nguyện.... 
Thông tin từ huyện Lục Nam, giá vải thiều trên địa bàn từ 10-20 nghìn đồng/kg. Tại TP Bắc Giang, giá vải ngày 29-6 từ 15-40 nghìn đồng/kg, tùy từng loại. Tại huyện Lạng Giang giá từ 15.000 - 20.000 đồng/kg và Yên Thế dao động từ 8.000 - 10.000 đồng/kg.
 
 

Sunday, June 5, 2016

Bắc Giang: Khởi động mùa vải thiều 2016

Mùa vải Bắc Giang đã cấp cho 200 hộ dân mã tiêu chuẩn Mỹ, 200 thương lái Trung Quốc sẽ sang giám sát thu mua.

Ông Trần Quang Tấn, Giám đốc Sở Công thương tỉnh Bắc Giang xác nhận với báo trí thông tin trên.Theo lãnh đạo Sở Công thương, trong vài năm gần đây, sản lượng vải xuất khẩu sang Trung Quốc khá cao. Đây vẫn được xác định là thị trường truyền thống, có nhiều nét tương đồng trong quá trình hoạt động kinh doanh của mặt hàng vải thiều.Người tiêu dùng Trung Quốc ưa thích và quen loại quả ở Việt Nam, không yêu cầu các tiêu chuẩn khắt khe như chiếu xạ... Do đó, những năm trước, xuất khẩu sang Trung Quốc rất cao, năm 2011 vào khoảng 60-70 % tổng sản lượng xuất khẩu, năm 2015 hạ xuống mức 45%.Việc hạ thấp mức xuất khẩu sang Trung Quốc và cung ứng thị trường nội địa sẽ cân bằng được lượng cung- cầu trên thị trường đồng thời nâng giá vải lên cao hơn.

Hội nghị xúc tiến tiêu thụ vải thiều tại Lào Cai
Mùa vải ở Bắc Giang ngắn, chỉ kéo dài khoảng 1,5 tháng nên dễ cân đối được thị trường chung trong nước và xuất khẩu ra các nước như Trung Quốc và các thị trường mới như Mỹ, Úc, Malaysia, EU.Hướng tới từng bước giảm dần sản lượng xuất khẩu sang Trung Quốc để tạo giá cạnh tranh, năm nay Bắc Giang xác định làm tốt các công tác xúc tiến ở thị trường trong nước cùng với thị trường mới mở. Thị trường xuất khẩu sang Trung Quốc năm nay giảm xuống, ước đạt 40%."Năm nay, Bắc Giang kế hoạch xúc tiến một cách bài bản hơn. Tại Lào Cai, các bạn hàng Trung Quốc sẽ sang giám sát quá trình thu mua vải thiều của chúng ta", ông Tấn thông tin.Hôm 27/5 vừa qua, tại Hội nghị xúc tiến tiêu thụ vải thiều tươi, niên vụ 2016 ở Lào Cai đã có 98 người cả thương nhân và chính quyền Trung Quốc, trong đó có 60 thương nhân sang tham dự để phối hợp xúc tiến thương mại mở rộng thị trường xuất khẩu vải thiều.Các thương nhân này sẽ làm công tác giám sát việc thu mua còn các đầu mối cân, xuất khẩu sang qua cửa khẩu vẫn là các công ty Việt Nam đảm nhận.Những thương nhân này đã phải đăng ký với Cục xuất nhập cảnh theo quy định pháp luật của Việt Nam và thực hiện theo các chính sách về xuất nhập cảnh mà chúng ta đã quy định.Cũng thông tin về Hội nghị trên, ông Tấn cho hay, vào vụ thu hoạch vải thiều, toàn tỉnh Bắc Giang có khoảng gần 3.000 điểm thu mua lớn nhỏ, với trên 1.500 thương nhân trong và ngoài nước về thu mua và giám sát tiêu thụ vải thiều; trong đó riêng thương nhân là người Trung Quốc đến giám sát thu mua là trên 200 người.Thương lái Trung Quốc sẵn sàng có mặt, thương nhân Mỹ chưa thấy đâuTheo thông tin từ Sở Công thương Bắc Giang, riêng huyện Lục Ngạn được Mỹ cấp 15 mã vùng trồng vải cho hơn 200 hộ dân với 158 ha theo tiêu chuẩn Globalgap, với chất lượng đặc biệt; được trồng, chăm sóc dưới sự giám sát nghiêm ngặt về quy trình sản xuất của các cơ quan chức năng; sản lượng dự kiến khoảng 1.000 tấn đảm bảo điều kiện xuất khẩu vải thiều sang Mỹ, Úc, EU...Theo ông Chu Văn Báo, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Lục Ngạn, việc các thương nhân Trung Quốc sang giám sát thu mua vải thiều hiểu nôm na là họ tới những điểm tập kết thu mua và chọn hàng ngay tại Bắc Giang. Quả vải thiều khi đó sẽ được cân đo và bán ngay tại địa phương, thương nhân Trung Quốc làm việc với những công ty Việt Nam, "tiền trao cháo múc" và qua Lục Ngạn là thẳng đường sang cửa khẩu, hoàn toàn không bị ách tắc và hạn chế thời gian bảo quản cho hoa quả.

Thương lái Trung Quốc chọn mua hàng trong mùa vải thiều Lục Ngạn
Cũng theo ông Báo, năm ngoái, ở thời điểm này đã có một số thương nhân Mỹ sang thăm và tham khảo thị trường nhưng tới nay, đã phân vùng trồng theo tiêu chuẩn vẫn chỉ phía Mỹ sang tham khảo, kiểm tra cũng chưa có thông tin đặt hàng nào."Điều này phụ thuộc vào cơ chế thị trường, khi tới vụ, nếu giá cả cao quá, có thể vẫn bị các thương nhân từ Mỹ từ chối xuất khẩu sang đất nước họ do phụ thuộc vào chi phí vận chuyển, bảo quản... Khi đó, nếu phía Mỹ từ chối, vải vẫn có thể bán cho các công ty khác do nhu cầu thị trường vẫn rất lớn", ông Báo khẳng định.Tại Lục Nam, thị trường truyền thống cung cấp cho các mối hàng bán nội địa cũng chưa có các đối tác nước ngoài nào tới tham khảo. Những thương lái nước ngoài tới khảo giá đều phải đăng ký thông báo xuống xã, từ địa phương gửi thông báo lên tuyến huyện.