vai thieu say kho

http://vaithieukho.blogspot.com/2015/11/cay-vai-thieu-que-toi.html

Wikipedia

Search results

vải thiều sấy khô

vải thiều sấy khô cung cấp những thông tin mới nhất nóng bỏng nhất về đặc sản vải thiều bắc giang

vải thiều sấy khô

vải thiều sấy khô
vải thiều sấy khô
Powered By Blogger

DC : phượng sơn - lục ngạn - bắc giang :0972405082

Thursday, April 21, 2016

Những thực phẩm đại kỵ không nên ăn vào buổi tối

Thực phẩm tốt cho sức khỏe và có thể ăn bất cứ lúc nào cũng được thì bạn đã nhầm. Có những thực phẩm nếu ăn vào buổi tối sẽ có hại cho bạn nhiều hơn.

Thịt đỏ.

Các loại thịt đỏ đều có đặc điểm chung là khó tiêu hóa. Đó là lý do tại sao loại thực phẩm này được coi là thực phẩm không nên trước khi ngủ hoặc vào ban đêm. Bạn sẽ thấy khó ngủ hơn nếu bạn ăn thịt đỏ trực ngay trước khi đi ngủ.
Cần tây
Cần tây là một số các loại rau không được khuyến khích nên ăn trước giờ đi ngủ vì cần tây có tác dụng như là một thuốc lợi tiểu. Nếu ăn nhiều cần tây vào buổi tối, bạn sẽ có nguy cơ phải dậy để đi vệ sinh nhiều hơn vào ban đêm, khi đang ngủ. Điều này ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của bạn và khiến bạn ngủ không ngon giấc, mệt mỏi vào sáng hôm sau.
Bánh kẹo

Các loại bánh kẹo đều phải được hạn chế tiêu thụ vào buổi đêm, trước khi đi ngủ vì chúng có hàm lượng đường và chất béo rất cao. Nếu bạn không muốn bị tăng cân hoặc đầy bụng, khó ngủ, tốt nhất hãy tránh ăn tất cả các loại thực phẩm ăn vặt có nhiều đường và chất béo này.
Sô cô la
Dù rằng sô cô la đen là thức ăn nhẹ lành mạnh có chứa magiê và các chất chống oxy hóa, sô cô la cũng có chứa caffein, chính nó làm cho bạn khó ngủ.
Bơ lạc (đậu phộng)


Các loại hạt là nguồn chất béo an toàn và còn có thể giúp bạn giảm cân. Nhưng không may là chất béo này khó tiêu hóa và chúng sẽ ở lại trong dạ dày của bạn suốt đêm nếu bạn ăn quá nhiều. Hãy ăn những chất béo có trong thức ăn nhiều đạm, như cá hồi, thịt, trứng… nhưng nên ăn với số lượng ít những thức ăn có quá nhiều chất béo (như các loại hạt, phô mai, nước sốt kem…).
Đồ uống có cồn/ ga/cà phê
Nhiều người cho rằng rượu, bia sẽ làm dễ ngủ nhưng một nghiên cứu được công bố trên tạp chí International Journal of Psychophysiology chứng minh rằng, giấc ngủ R.E.M. (dạng chuyển động mắt nhanh khi dùng rượu) sẽ bị gián đoạn và bạn sẽ không còn sức sống vào buổi sáng.
Trong khi đó khá nhiều người sử dụng nước ngọt có ga trước và sau bữa ăn tối. Trong nước ngọt có ga chứa nhiều đường, caffein, chất béo bão hòa... những chất này không hề có giá trị dinh dưỡng cho cơ thể, chúng sẽ khiến cho bạn khó ngủ hơn.
Pho mát

Pho mát là một loại thực phẩm dễ ăn nhưng lại chứa nhiều chất béo nên có thể khiến bạn tăng cân rất nhanh nếu bạn ăn chúng trước khi ngủ. Với hàm lượng chất béo bão hòa và cholesterol cao, ăn nhiều pho mát còn có thể làm tăng nguy cơ bệnh tim.
Các loại quả có múi
Trái cây, đặc biệt trái cây có múi được coi là loại thực phẩm không nên ăn vào buổi tối, ăn nhiều trước khi ngủ. Ăn nhiều loại trái cây này có thể dẫn đến đầy khí trong bụng, gây chướng bụng, khó khăn trong việc tiêu hóa vì lượng men đường gây ra. Nếu bạn ăn một số trái cây trước khi đi ngủ, cố gắng ăn một khẩu phần rất nhỏ.




Những thực phẩm ít chứa thuốc trừ sâu nhất hiện nay

Trang Livestrong.com mới đây đã liệt kê những thực phẩm ít chứa thuốc trừ sâu nhất hiện nay.

>> Ẩm Thực Việt Nam


(Ảnh minh họa)

Hành tây
Hành tây chứa ít dư lượng thuốc trừ sâu so với các loại thực phẩm khác, theo nhóm công tác môi trường, tổ chức vận động và nghiên cứu sức khỏe hàng đầu tại Mỹ. Ngoài việc tăng cường hương vị của món ăn, hành tây cung cấp nhiều chất chống oxy hóa. Hành tây cũng chứa flavonoid được gọi là quercetin, có thể giúp ức chế sự tăng trưởng của vi khuẩn H. pylori, vốn gây viêm loét dạ dày.
Nhóm công tác môi trường thử nghiệm hơn 3.000 mẩu sản phẩm về dư lượng hóa chất nông nghiệp thấy rằng chỉ có 1% mẫu bơ chứa thuốc trừ sâu. Bơ giàu các chất dinh dưỡng thiết yếu bao gồm kali, folate và vitamin K, B-6, E và C. Trái bơ cũng chứa chất béo lành mạnh.
Dứa
Vỏ của dứa hấp thụ hầu hết các loại thuốc trừ sâu được sử dụng trong trồng trọt, nên phần thịt của nó hoàn toàn “sạch”, theo nhóm công tác môi trường. Đây là tin vui cho những ai thích ăn trái dứa vì chúng giàu vitamin C và còn chứa một loại enzyme bromelain giúp cơ thể phá vỡ thực phẩm và giảm viêm vốn gây nhiều bệnh mãn tính.
Bưởi
Bưởi là một trong những loại quả được xếp vào dạng “lành” hàng đầu. Thuốc sâu rất khó để ngấm được qua lớp vỏ cực dày của quả bưởi.
Ngoài ra, bưởi là loại quả để được rất lâu nên không bị dùng đến chất bảo quản để giữ cho bưởi được tươi.Nhiều loại bưởi có thể để được hàng tháng không cần để tủ lạnh, nhất là trong điều kiện mát, lạnh của mùa đông. Bưởi là là nguồn chứa vitamin C, sắt, kali và chất xơ, cực tốt cho hệ miễn dịch, chống táo bón cho bé.
Một nghiên cứu năm 2011 cho thấy bưởi hoặc nước ép bưởi được tiêu thụ 20 phút trước bữa ăn giúp chúng ta ăn ít hơn 30% tổng số calo.
Kiwi
Trong khi quả đào nằm trong top 10 loại quả chứa thuốc trừ sâu nhiều nhất thì kiwi rơi vào top 10 loại quả “sạch” nhất. Mặc dù kiwi có vỏ mỏng, nhưng hiếm khi bị phun thuốc trừ sâu. Các chất xơ trong kiwi giúp giảm cơn thèm ăn của bạn.
Đu đủ
Khoảng 80% trái đu đủ được thử nghiệm trong nghiên cứu thực hiện bởi nhóm công tác môi trường không chứa thuốc trừ sâu. Một nửa trái đu đủ mỗi ngày cung cấp khoảng 80% lượng vitamin C, cùng với lượng kali, axit folic, beta-carotene và chất xơ.
Đậu Hà Lan
Đậu Hà Lan có rất ít dư lượng thuốc trừ sâu và rất an toàn để mua, theo nhóm công tác môi trường. Một chén đậu Hà Lan cung cấp khoảng 14 gam chất xơ, làm cho chúng trở thành một trong những loại rau nhiều chất xơ nhất. Viện Y học khuyến cáo ít nhất 25 gram chất xơ mỗi ngày cho phụ nữ và 38 gram cho nam giới ở độ tuổi dưới 50.
Khoai lang
Khoai lang ít có khả năng chứa dư lượng thuốc trừ sâu cao so với các thực phẩm khác. Khoai lang giàu beta caro





Biến tấu 4 món tuyệt ngon từ vải thiều

Bạn đã bao giờ thử nấu canh mướp đắng vải thiều hay làm vải nhồi tôm chưa? Tranh thủ vào mùa vải, hãy sáng tạo ra những món ăn ngon cho cả gia đình nhé.
Canh mướp đắng vải thiều
Nguyên liệu:
- 10 quả vải thiều tươi
- 1 quả mướp đắng
- 2 cánh gà
- Ngoài ra còn các gia vị khác như gừng, bột canh, bột ngọt, hạt tiêu, rượu gạo, nước tương…
- Nếu không dùng cánh gà, bạn có thể thay đổi khẩu vị bằng tôm khô, sườn non, thịt thăn, mọc.

Cách làm:
Cánh gà chặt thành miếng nhỏ ướp với gia vị, hạt tiêu, rượu và một thìa nước tương.
- Mướp đắng rửa sạch, bổ đôi theo chiều dọc. Lọc bỏ ruột và hạt rồi cắt thành từng miếng kích thước 5 x 5 cm. Vải thiều bóc vỏ lấy cùi, bỏ hạt.
- Gà sau khi ướp gia vị chừng 20 phút, thêm khoảng 600 ml nước, cho lên bếp hầm với lửa nhỏ, mở vung. Thỉnh thoảng vớt bỏ bọt sủi trẳng nổi lên trên.
- Dùng khoảng 1 lạng gừng đập dập cho vào nồi hầm. Khi thấy gà đã mềm, lần lượt cho mướp đắng, vải thiều và hầm thêm chừng 2 - 3 phút nữa. Sau đó nêm gia vị cho vừa miệng.
Vải nhồi tôm
Nguyên liệu:
300gr tôm
- 1 muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê bột bắp, 1/4 cà phê tiêu sọ xay, 12 trái vải đóng hộp, 1 ít ớt bột, xlách, ngò trang trí.
- Nước sốt: 1 chén nước dùng gà, 1 muỗng cà phê dầu, 1 muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê bột bắp pha loãng, 2 lòng trắng trứng gà.


Cách làm:
Tôm lột vỏ, quết nhuyễn. Ướp với muối, bột năng, tiêu. Rắc bột năng vào bên trong trái vải. Xà lách, ngỏ rửa sạch.
- Chia tôm thành 10 viên bằng nhau. Nhồi tôm vào trong trái vải, xếp tôm ra đĩa rồi cho vào xửng hấp với lửa lớn từ 6-8 phút cho tôm chín từ bên trong.
- Nước sốt: nấu sôi nước dùng với muối và dầu ăn. Rưới bột năng và lòng trắng trứng vào, khuấy đều cho sền sệt.
- Lót xà lách dưới đĩa sâu, xếp trái vải lên trên, rải ngò, rắc bột ớt và rưới nước sốt lên trên.
Gỏi vịt quay trái vải
Nguyên liệu:
- Thịt vịt ngon
- vải thiều
- xoài xanh, húng, ớt đỏ, hành tím, hành tây, gừng, nước mận xốt, vừng, lạc, giấm và đường.


Cách làm:
- Lọc thịt vịt quay, xé nhỏ thịt vịt quay ra.
- Vải bóc bỏ hạt và trộn với các nguyên liệu khác, pha nước sốt trộn vừa miệng và thưởng thức thôi.
Vị ngọt thơm tự nhiên của vải ngấm sâu vào trong từng thớ thịt vịt, nhưng khi ăn những miếng thịt vịt quay này vẫn giòn tan trên đầu lưỡi. Vị chua rôn rốt, giòn sần sật của xoài xanh làm cho món ăn thêm hấp dẫn.
Gà nấu vải
Nguyên liệu: 
- 1kg thịt ức gà hoặc đùi gà
- 500g cà rốt
- 300g vải tươi
- 1 củ hành trắng, vài tai nấm đông cô khô, 5 muỗng canh dầu hào, 2 tép tỏi, 1 củ hành khô, muối, dầu ăn
- Bún, mì hoặc bánh mì để ăn kèm


Cách làm: 
- Băm nhỏ 2 tép tỏi và hành khô. Hành trắng cắt múi cau.
- Thịt gà róc xương để riêng, cắt thịt thành miếng vừa ăn. Cho một nửa phần hành tỏi băm vào gà cùng với dầu hào, ướp khoảng 1 tiếng hoặc để trong tủ lạnh qua đêm.
- Cho một chút dầu ăn vào nồi, phi thơm chỗ hành tỏi còn lại rồi cho phần thịt gà vào xào sơ đến khi thịt săn lại. Xúc thịt ra để riêng. Cho hành trắng vào nồi xào sơ. Thả phần xương gà vào, đổ nước ngập. Vớt bọt thường xuyên và hầm trong khoảng 1 tiếng.
- Cà rốt gọt vỏ, tỉa hoa và cắt khúc vừa ăn. Nấm đông cô ngâm nước cho nở mềm. Lột vỏ và bỏ hạt vải. Nếu dùng vải hộp, bạn để riêng phần cái và nước.
- Khi nước dùng gà đã trong và ngọt, bạn vớt xương gà ra. Cho vào nồi phần thịt gà đã xào, nấm đông cô và cà rốt. Nếu dùng vải hộp bạn cho nước vải vào cùng. Hầm đến khi thịt gà và cà rốt chín mềm.
- Nêm nếm lại nước dùng với muối và đường. Cho vải vào và nấu thêm khoảng 10 phút để vải không bị nát.





Wednesday, April 20, 2016

Quy trình ghép cải tạo giống vải

1. Đối tượng áp dụng: Gốc ghép là cây vải thiều, cành mắt ghép là các giống vải chín sớm đã được Bộ NN và PTNT công nhận.
2. Phạm vi áp dụng: các tỉnh sản xuất vải khu vực phía Bắc
3. Nội dung quy trình
3.1. Công tác chuẩn bị 
a. Chuẩn bị cây ghép cải tạo
* Tiêu chuẩn cây cần cải tạo thay thế trước khi ghép
- Độ tuổi: Không khống chế
- Khả năng sinh trưởng: xanh tốt, không bị sâu bệnh nguy hiểm gây hại.
* Tiêu chuẩn vườn cây cần ghép cải tạo
- Chủ động được tưới tiêu.
- Đường đi lối lại thuận tiện cho việc chăm sóc và thu hái.
b. Chuẩn bị dụng cụ thiết yếu
- Dây ghép chuyên dụng: Sử dụng dây nilon chuyên dụng (mỏng và dai)
- Dao ghép: dao chuyên dùng cho ghép đoạn cành (cứng và sắc)
- Cưa kéo cắt cành
- Rổ đựng mắt ghép
- Ghế cao, thang ngắn …
c. Chuẩn bị nguồn mắt ghép
* Yêu cầu về mắt ghép: Mắt ghép được lấy trên các cây:
- Có nguồn gốc là các cây đầu dòng được các cơ quan chuyên môn của Trung Ương hoặc địa phương tuyển chọn và công nhận hoặc từ các vườn cây mẹ. 
- Được chăm sóc theo quy trình đã được công bố hoặc khuyến cáo của các cơ quan chuyên môn. 
- Sinh trưởng bình thường, không bị sâu bệnh nguy hiểm gây hại. 
d. Phương pháp lấy và bảo quản mắt ghép
+ Độ tuổi cành mắt ghép:  mắt ghép được lấy trên đoạn cành có độ tuổi 50 - 120 ngày tuổi
+ Thời gian cắt mắt ghép: Buổi sáng, khi thời tiết mát mẻ.
+ Cách lấy mắt: Cành mắt ghép được cắt xuống, loại bỏ ngay lá để tránh mất nước.
+ Bảo quản mắt ghép: mắt ghép ngay sau khi cắt trên cây xuống được chia thành các bó nhỏ, bọc trong giẻ ẩm hoặc rải ra thành lớp mỏng 15 - 20 cm rồi phủ kín vải ẩm lên trên, để trong khu vực thoáng mát, không có gió thổi trực tiếp vào nơi để mắt ghép.
Lưu ý: bổ sung nước giữ ẩm thường xuyên (không được ướt quá) cho lớp vải bọc/phủ mắt ghép.
- Thời gian bảo quản tối đa: 3 ngày
- Mắt ghép sau bảo quản đủ tiêu chuẩn ghép phải còn tươi nguyên, cuống lá chưa hình thành tầng rời.
e. Chăm sóc cây gốc ghép trước khi ghép:
* Đối với cây từ 8 năm tuổi trở xuống
- Bón phân: cây phải được bón phân theo quy trình chăm sóc vải thiều. cụ thể:
Lượng phân bón cho vải thiều sau thu hoạch quả:
Tuổi cây Lượng phân bón (kg/cây)
Phân h.cơ Đạm Urê Lân Supe Kaliclorua
4 - 5 30 - 50 0.20 0.32 0.18
6 - 7 - 0.35 0.40 0.28
8 - 9 - 0.45 0.52 0.33

* Đối với cây trên 8 năm tuổi
- Cải tạo lại bộ tán lớn bằng cách cưa đốn: trừ  1 - 2 cành ở trung tâm, dùng cưa sắc, cắt bỏ toàn bộ những cành còn lại ở độ cao 1,5m so với mắt đất. Dùng vôi hoặc oxyclorua đồng quét lên trên vết cắt.
- Để các chồi bất định trên gốc ghép mọc tự nhiên đến khi các chồi này thành thục, chuẩn bị đợt lộc thứ hai, tiến hành tỉa thưa, bỏ bớt các chồi bé, chồi mọc chen chúc nhau. Công việc này được tiến hành 3 lần, trước mỗi đợt lộc. Đến đợt tỉa thứ 3, để lại trên mỗi cành gốc ghép 5 chồi phân bố đều trên khoảng 40cm tính từ đầu cành gốc ghép.
- Thời gian cưa đốn: tốt nhất đốn sau khi thu hoạch quả 30 ngày.
Toàn bộ cây trước khi ghép 1 ngày phải được tưới đủ ẩm.
3.2. Thời vụ ghép:
Thời vụ ghép kéo dài từ  tháng 5 - 12. Thời vụ ghép tốt nhất: tháng 5 - 7
3.3. Phương pháp ghép
- Sử dụng phương pháp ghép đoạn cành để ghép cải tạo:
Dùng dao chuyên dụng, sắc, cắt một lát vát trên cành mắt ghép sao cho lát cắt thật phẳng. Chiều dài lát cắt khoảng 1,5 - 2,0 cm. Trừ đoạn cắt vát, trên mỗi đoạn mắt ghép có từ 1 - 3 mầm ngủ (1 - 3 lách lá). Trên đầu cành gốc ghép, dùng dao sắc gọt phằng vết cắt. Chẻ một lát thật phẳng bên cạnh phía trong cành, sao cho vết chẻ vừa qua phần vỏ, lấy đi một phần gỗ mỏng. Chiều dài vết chẻ vừa bằng chiều dài vết cắt vát trên đoạn mắt ghép. Chêm đoạn mắt ghép vào, dùng dây chuyên dụng quấn kín và chặt vết ghép, sau đó quấn một lượt dây ghép kín phần trên của đoạn mắt ghép.
3.4. Tiến hành ghép
* Đối với cây từ 8 năm tuổi trở xuống
- Chọn và định vị trí cành ghép phân bố đều theo các hướng. Không chọn ghép vào các cành dưới, thấp quá hay các cành ở trung tâm tán cây. 
- Dùng kéo sắc hoặc cưa nhỏ cắt toàn bộ cành để ghép ở vị trí cành có đường kính 2,1 - 2,5 cm sao cho sau khi ghép, bộ tán mới sau này sẽ có hình bán cầu dẹt và có độ cao hợp lý tuỳ theo tuổi cây hay tuỳ theo vườn cây. 
- Ghép theo phương pháp ghép đoạn cành.
* Đối với cây trên 8 năm tuổi
- Trên mỗi đầu cành đã cưa đốn của gốc ghép, chọn ghép trên 2 - 3 chồi hướng ra ngoài hoặc chồi bên có đường kính từ 1,5 - 2,5 cm, sao cho các cành định ghép phân bố đều xung quanh tán. Không ghép vào các chồi mọc hướng vào trung tâm và các cành ở trung tâm tán. 
- Ghép theo phương pháp ghép đoạn cành.
3.5. Chăm sóc sau ghép
- Phòng trừ côn trùng cắn thủng dây ghép: kết thúc mỗi một ngày ghép, dùng thuốc trừ sâu có mùi nặng như Ofatox, sherpa… phun lên toàn bộ cây và dưới đất xung quanh gốc cây hoặc rắc thuốc trừ kiến xung quanh gốc cây.
- Tỉa bỏ mầm dại: Thời gian sau khi ghép, vặt bỏ toàn bộ các chồi bất định mọc ra trên phần gốc ghép (mầm dại) khi các chồi này có chiều dài nhỏ hơn hoặc bằng 5 cm. Công việc này được tiến hành thường xuyên.
- Cắt dây ghép: khi đợt lộc thứ hai của mầm ghép thành thục, dùng dao sắc cắt và loại bỏ phần dây ghép quấn cành ghép với mắt ghép, không để dây ghép thắt vào trong cành.
- Tưới nước giữ ẩm: sau khi ghép 3 - 5 ngày, thường xuyên tưới nước giữ ẩm gốc cây.
- Phòng trừ sâu bệnh: Phun thuốc phòng trừ sâu ăn lá, nhện lông nhung vào mỗi một đợt lộc, khi lộc nhú được 5 - 10 cm. Sử dụng các loại thuốc trong danh mục được phép sử dụng: sherpa, ofatox, pegasuss, Otus…
- Bón thúc lộc: khi lộc thứ 2, 3 của cành ghép bắt đầu nhú, dùng phân đạm hoà loãng 0,2% tưới vào gốc. Mỗi cây dùng 0,1kg đạm ure hoà vào 50 lít nước tưới vào gốc. sau đó giữ ẩm thường xuyên. 
- Sang năm sau, cây được tiến hành chăm sóc theo quy trình chăm sóc vải chín sớm ở  cùng độ tuổi so với cây không cần ghép cải tạo (cùng giống) có kích thước bộ tán tương đương.


Monday, April 18, 2016

Giá vải thiều ngày 16/06/2016 tại bắc giang và một sô địa phương khác

Thông tin từ cộng tác viên tại một số điểm thu mua, chợ, trung tâm thương mại trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, TP. Hồ Chí Minh, giá vải thiều tươi ở thời điểm sáng 16-6 như sau.

Một điểm thu mua vải thiều tại thị trấn Chũ, huyện Lục Ngạn.

Theo số thống kê của cơ quan chuyên môn, hiện toàn huyện Lục Ngạn có trên 1.000 điểm thu mua vải thiều gồm hàng tươi và hàng sấy; trong đó có 447 điểm thu mua vải lớn từ 8 tấn/ngày trở lên. Tuy nhiên, số điểm cân không cố định từng ngày, có điểm cân cách nhật. 

Các xã có nhiều điểm thu mua gồm: Phượng Sơn 57 điểm; Nghĩa Hồ 30 điểm; Hồng Giang 61 điểm; Phì Điền 33điểm, Tân Hoa 34 điểm, thị trấn Chũ 28 điểm,....  Ước tính đến hết ngày 15-6, huyện Lục Ngạn đã thu hoạch và tiêu thụ được gần 43.000 tấn vải thiều, trong đó có hơn 7.100 tấn vải chín sớm.

Qua khảo sát một số đại lý thu mua vải thiều trên địa bàn huyện Lục Ngạn sáng 16-6 cho thấy, giá thu mua các loại vải thiều cụ thể như sau: Vải lai Thanh Hà dao động từ 25.000 - 30.000đ/kg (số lượng còn rất ít); vải thiều chính vụ từ 10.000 - 23.000đ/kg, tuỳ chất lượng quả.

Từ đầu tháng 6 đến nay, huyện Yên Thế tập trung thu hoạch vải thiều chính vụ. Đến thời điểm này trên địa bàn huyện có trên 30 điểm thu mua vải thiều tập trung chủ yếu tại trung tâm huyện (thị trấn Cầu Gồ), một ngày tiêu thụ từ 700 - 800 tấn vải thiều tươi. Với lượng vải thiều chín rộ cùng thời điểm, giá vải thiều thấp, nắm bắt được nhu cầu của thị trường nên một số hộ dân tập trung ở các xã: Xuân Lương, Canh Nậu, Đồng Tâm, Hồng Kỳ... đã chủ động thu hoạch và bao tiêu vải thiều tươi trong vùng đưa vào sấy khô bảo quản. 

Giá vải thiều tại thị trấn Cầu Gồ sáng 16-6 tăng 2.000 đồng/kg. Cụ thể: Vải loại 1: 12.000 đồng/kg; loại 2: 10.000 đồng/kg và loại 3 để phục vụ sấy khô có giá 8.000 đồng/kg.

Chuyển vải lên xe tại thị trấn An Châu, huyện Sơn Động.

Theo nghi nhận, giá vải thiều sáng ngày 16-6 tại các điểm thu mua khu vực thị trấn An Châu (huyện Sơn Động), giá vải thiều dao động từ 9.000 - 12.000 đồng/kg. Riêng tại xã Cẩm Đàn giá vải thiều giảm từ 1.000 - 2.000 đồng/kg so ngày 15-6. Cụ thể loại 1 từ 18.000 - 19.000 đồng/kg; loại 2: 12.000 - 14.000 đồng/kg; loại 3: 8.000 - 10.000 đồng/kg. Còn tại các điểm thu mua  ở các xã: Vân Sơn, Yên Định, Tuấn Đạo, Quế Sơn có giá bán buôn từ 8.000 - 14.000 đồng/kg, tùy loại.

Tại huyện Lục Nam, giá vải thiều ở khu vực Tứ Sơn và hai xã Đông Hưng, Đông Phú dao động từ 10.000 - 15.000 đồng/kg, tuỳ chất lượng quả. Tại các điểm cân ở thị trấn Đồi Ngô, giá dao động từ 5.000 - 9.000 đồng/kg, chủ yếu phục vụ việc sấy khô. 

Tại TP Bắc Giang, giá vải thiều được nhập về đại lý chợ đầu mối hoa quả dao động từ 15.000 - 20.000 đồng/kg, tuỳ loại.

Hiện nay, mặt hàng vải thiều đang tiêu thụ tốt tại TP Hồ Chí Minh qua hệ thống chợ đầu mối, siêu thị cùng hỗ trợ nông dân miền Bắc tiêu thụ vải thiều. Bà Nguyễn Thanh Hà, Phó giám đốc chợ Đầu mối Nông sản Thủ Đức cho biết: Đêm 15-6, chợ đầu mối nhập về 1.000 tấn vải thiều. Giá vải loại 1 được bán 24.000 đồng/kg, còn loại 2, loại3 chênh lệch từ 3.000 - 5.000 đồng/kg. Riêng loại vải nhập bằng máy bay có giá 35.000 đồng/kg. Bà Hà dự báo vải thiều tiếp tục về nhiều cho đến ngày 5-5 âm lịch, và tiếp tục giữ mức giá ổn định này.


Tại hệ thống siêu thị Coop mart của Saigon Coop, giá bán vải thiều tại hệ thống siêu thị miền Trung là19.500 đồng/kg,  các siêu thị tại miền Nam thì duy trì ở mức 23.500 đồng/kg. Đại diện hệ thống siêu thị cho biết, hiện sức mua vải thiều đang tăng lên. Mỗi ngày hệ thống siêu thị toàn quốc tiêu thụ hết 18 tấn vải thiều. Riêng hai ngày cuối tuần vừa qua, Coo Mart bán được 20 tấn/ngày

Tại các chợ lẻ, vải được bán giá ổn định từ 26.000 đồng/kg đến 28.000 đồng/kg.



Khép lại mùa Vải thiều: “Thắng lớn” nhất trong hơn 60 năm qua

Đến ngày 10/7, cơ bản, lượng vải thiều toàn tỉnh Bắc Giang đã được tiêu thụ hết. Người dân ở “thủ phủ vải thiều” Lục Ngạn hân hoan vì được mùa, giá cao nhất trong hơn 60 năm qua. Kỳ vọng vụ tới, vải thiều sẽ có được chỗ đứng vững chắc cả thị trường nội địa cũng như xuất khẩu.


50% tiêu thụ trong nước
Những ngày này, màu xanh của cây vải đã trở lại trên những vạt đồi vốn đỏ rực vải chín vào tháng trước của gia đình anh Giáp Văn Liên (thôn Kép 1, xã Hồng Giang, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang). Được tham gia chương trình sản xuất sạch (tiêu chuẩn GlobalGap), vải thiều của gia đình anh Liên đóng góp 3 tạ xuất khẩu sang thị trường Mỹ với giá 35 nghìn đồng/kg.
Cũng vì tiếng thơm có vải “sạch” đi Mỹ, nhiều cá nhân, tập thể đã đến tận nhà anh đặt hàng với giá cao hơn cả vải thiều đi Mỹ. “Thương lái Trung Quốc họ không quan tâm mình sản xuất theo tiêu chuẩn nào. Miễn là mẫu mã đẹp, quả to là họ mua với giá cao. Nhưng người tiêu dùng trong nước lại rất quan tâm đến vải thiều sạch và sẵn sàng trả giá cao để mua ăn, biếu, tặng. Sang năm nếu không được nằm trong chương trình sản xuất vải thiều sạch xuất khẩu, gia đình tôi vẫn tiếp tục làm”- anh Liên khẳng định. Với mặt bằng giá được nâng lên, anh Liên vui mừng khoe vườn vải rộng gần 1ha đã thu được 7 tấn quả vải tươi, giá trung bình 22 nghìn đồng/kg, tổng thu từ vụ vải được chừng 50 triệu đồng”.
Khảo sát của PV Tiền Phong, tại Lục Ngạn hiện chỉ còn rải rác các điểm thu mua của các thương lái trong nước, hầu như không còn bóng dáng của các điểm cân của thương nhân Trung Quốc. Hiện giá vải thiều đã giảm đáng kể so với thời điểm chính vụ, với khoảng 15-16 nghìn đồng/kg (loại 1). Nhiều nông dân mang vải đi bán với giá khoảng 6-7 nghìn đồng/kg. Bà Nguyễn Thị Nắng, một thương nhân thu mua ở phố Kim, Phượng Sơn, Lục Ngạn cho biết: “Bây giờ chủ yếu là vải thiều muộn nên mẫu mã, phẩm cấp đều kém, giá như vậy cũng là hợp lý”.
Trao đổi với Tiền Phong, ông Trần Quang Tấn, Chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn cho biết, vụ vải năm nay, sản lượng toàn huyện lên đến 118 nghìn tấn, tổng giá trị thu được 1.770 tỷ đồng, cao nhất trong hơn 60 năm qua. “Năm nay, giá vải bán bình quân cao hơn năm ngoái 2.500 đồng/kg. Cứ cao hơn 1.000 đồng, bà con toàn huyện thu thêm 118 tỷ đồng”- ông Tấn nói. Theo ông, năm nay, vải thiều Lục Ngạn xuất khẩu đi nước ngoài khoảng 60 nghìn tấn (trong đó Trung Quốc chiếm khoảng 40%) chiếm khoảng nửa sản lượng vải. Những năm trước, vải tiêu thụ trong nước khoảng 30-40%, năm nay tăng lên 50%.
Gắng giữ chữ tín
Được biết, trong vụ vải vừa qua, Bắc Giang đã quyết định cấp bổ sung gần 700 triệu đồng cho hai đơn vị xuất khẩu vải thiều tươi sang Mỹ là Công ty TNHH MTV Ánh Dương Sao (hơn 320 triệu đồng) và Công ty TNHH MTV Quản lý và kinh doanh chợ nông sản Thủ Đức (gần 360 triệu đồng) để hỗ trợ vận chuyển. Tuy nhiên, phía Công ty TNHH MTV Quản lý và kinh doanh chợ nông sản Thủ Đức không thực hiện được. Ngoài ra, tỉnh quyết định tạm cấp 500 triệu đồng cho UBND huyện Lục Ngạn để mua vải thiều tươi đưa vào khẩu phần ăn của hành khách trên các chuyến bay của Vietnam Airlines.
Với sản lượng vải thiều đi sang các nước “giá cao” chỉ đạt khoảng 150 tấn, trong đó, thị trường Mỹ đạt gần 2,4 tấn, Pháp: 2,1 tấn, Malaysia: 75 tấn, Úc và Anh khoảng 50 tấn, dù Bắc Giang khá thành công trong vụ vải năm nay, nhưng ông Phan Văn Hùng, Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Bắc Giang tự thấy chưa hài lòng hoàn toàn. Theo ông Hùng, vải thiều Lục Ngạn gặp khó khăn lớn khi phải cạnh tranh với vải thiều Trung Quốc đang vào mùa thu hoạch. Mặt khác, vải thiều Bắc Giang muốn đi Mỹ, Úc phải vận chuyển vào Nam chiếu xạ, tăng thêm chi phí. Chưa kể, vải ban đầu chủ yếu xuất ngoại bằng máy bay, nên phí vận chuyển khá “chát”.
Theo tính toán, vải thiều tươi của Lục Ngạn khi đến Mỹ phải chi phí khoảng 200 nghìn đồng/kg, đi Úc mất khoảng 250 nghìn đồng/kg. “Tuy chi phí lớn nhưng đây chính là tiền đề quan trọng để vải thiều Lục Ngạn vào được các thị trường khó tính và mở rộng ra thế giới”- ông Hùng nói.
Còn theo ông Trần Quang Tấn, để chuẩn bị cho vụ vải năm 2016, Lục Ngạn chỉ giữ đúng 16.293 nghìn ha vải, trong đó có 9.500 ha trồng theo tiêu chuẩn VietGAP và GlobalGAP và tập trung nâng cao chất lượng vải trồng. “Điều quan trọng phải gắn kết các doanh nghiệp với bà con nông dân. Tiếp tục động viên bà con làm một cách tận tâm, để giữ chữ tín vải thiều sạch”- ông Tấn nói.
Ông Hoàng Trung, Phó Cục trưởng BVTV (Bộ NN&PTNT) cho biết năm tới, Cục sẽ tiếp tục tham mưu cho Bộ, đàm phán tháo gỡ các rào cản kỹ thuật, khơi thông các thị trường mới như Nhật Bản, Hàn Quốc… Hiện Cục BVTV đã cấp 10 mã số vùng trồng vải chất lượng cao phục vụ xuất khẩu, trong đó, Bắc Giang 8 mã, Hải Dương 2 mã số. Cục sẽ phối hợp, kiểm soát mã số vùng trồng, mở rộng diện tích mã vùng trồng cho thị trường khó tính.