vai thieu say kho

http://vaithieukho.blogspot.com/2015/11/cay-vai-thieu-que-toi.html

Wikipedia

Search results

vải thiều sấy khô

vải thiều sấy khô cung cấp những thông tin mới nhất nóng bỏng nhất về đặc sản vải thiều bắc giang

vải thiều sấy khô

vải thiều sấy khô
vải thiều sấy khô
Powered By Blogger

VẢI THIỀU SẤY KHÔ

DC : phượng sơn - lục ngạn - bắc giang :0972405082

Monday, August 20, 2018

Theo chân thương lái thu mua vải thiều

Mới sáng ra, bóng nắng đã đổ dài xuống đường báo hiệu một ngày hè nóng nực. “Thủ phủ” Lục Ngạn đỏ rực vải thiều, quốc lộ 31 chật như nêm không chỉ bởi hàng trăm xe máy chở hàng chất ngất trước sau mà còn có xe tải, công-te-nơ đợi “ăn hàng”. Trong khi các nhà vườn tất bật hái quả mang ra phố bán thì những thương lái cũng hối hả thu mua, khởi động mùa “làm ăn lớn” trong năm.
vai thieu luc ngan
Chợ vải thiều Lục Ngạn.

Vải thiều ùn ùn xuống phố

Giữa tháng 6, vải thiều chính vụ Lục Ngạn bắt đầu thu hoạch rộ. Những ngày này, hoạt động thu mua diễn ra vô cùng sôi động. Không chỉ ở những tuyến phố ven quốc lộ 31 vốn đông đúc như Kim (xã Phượng Sơn); thị trấn Chũ; Kép (xã Hồng Giang), Cầu Cát (xã Nghĩa Hồ), Biển (xã Biển Động)… mà trung tâm các xã cũng nhộn nhịp hơn bởi có hơn 500 điểm cân với gần 1.000 thương nhân, trong đó có hơn 100 thương nhân Trung Quốc thường xuyên có mặt tại đây để thu mua vải thiều. Dự báo trong những ngày tới có khoảng 500 thương nhân Trung Quốc sẽ sang Việt Nam đóng hàng. 
Khu phố Kim- cửa ngõ vào huyện Lục Ngạn buổi sáng thường xảy ra ách tắc bởi vải thiều ùn ùn “xuống đường”. Nhiều thương lái cũng bám theo xe chọn hàng. Gương mặt ai cũng nhễ nhại mồ hôi, ướt đầm lưng áo dưới cái nắng gay gắt. Theo ông Thân Văn Huy, Phó Chủ tịch UBND xã Phượng Sơn thì năm nào cũng vậy, phố Kim là nơi diễn ra hoạt động mua bán vải thiều sớm hơn các xã khác trong huyện khoảng nửa tháng vì trên địa bàn xã và những khu vực xung quanh có nhiều diện tích vải chín sớm như U hồng, U dây, U trứng. 
Loại quả này được người Trung Quốc ưa chuộng nên đầu vụ tiêu thụ khá suôn sẻ, giá hơn 20.000đồng/kg. Riêng khu vực phố Kim đã có 51 điểm cân của các thương lái, mỗi ngày tiêu thụ hàng trăm tấn quả; chưa kể các điểm cân lưu động đặt trên những xe cóc, xe tải nhỏ thu mua nhanh để vận chuyển đi Hà Nội, Hải Phòng và các tỉnh lân cận. 
Năm nay, vải thiều lục ngạn được mùa lớn, dự kiến sản lượng toàn tỉnh đạt khoảng 150.000-180.000 tấn. Chất lượng cũng như mẫu mã được đánh giá là tốt nhất trong vòng 10 năm trở lại đây. Nguồn cung dồi dào như vậy nên cánh thương lái có vẻ nhàn hơn so với năm trước. 
Từng có nhiều năm buôn bán vải thiều, bà Nguyễn Thị Lan ở tỉnh Thái Bình (thuê số nhà 92 phố Kim đặt điểm cân) cho biết: "Mỗi buổi sáng tôi thu mua đủ 1 công-ten-nơ (khoảng 13,5 tấn) để chạy vào miền Nam. Do vải thiều nhanh xuống mã nên mua xong là huy động nhân công xử lý ngay các bước để đưa quả vào thùng xốp (mỗi thùng 20 kg quả) bảo quản". Chị Nguyễn Thị Hương (chủ nhà Hương Chiến)- có nhà mặt tiền rộng ở phố Kim cho bà Lan thuê đóng hàng góp chuyện: "Nhân công ở đây toàn là dân chuyên nghiệp, làm mười mấy năm rồi nên mọi thao tác, công đoạn đều thành thạo, chủ hàng hầu như không phải nhắc nhở về quy trình kỹ thuật, việc ai nấy làm, nhanh thoăn thoắt".
Tại điểm cân này có gần hàng chục nhân công tất bật làm cả trưa, từ khâu bốc xếp, rửa quả, cho vào túi bóng, đóng đá, hộp xốp, dán nhãn mác “Vải thiều Lục Ngạn” rồi đưa lên xe. Quy trình làm liên tục, khép kín đến khoảng 17 giờ là xong để kịp vận chuyển. Lúc cao điểm, chủ điểm cân đóng mỗi ngày 2 công-ten-nơ. Xe chạy vào Sài Gòn cứ chạy, người ở điểm cân cứ cân, 2 ngày hai đêm là đến chợ đầu mối giao cho các chủ hàng trong đó. Năm trước, khi cung không đủ cầu, chủ vườn có “chảnh” với thương lái nhưng năm nay thì không, việc mua bán diễn ra nhanh gọn và thuận lợi hơn nhiều, không quá vất vả, bận rộn. 
"Tuy nhiên, vụ này, do thuê nhân công, chi phí xăng dầu, các mặt hàng phụ trợ như đá cây, túi nilong và đặc biệt là giá thùng xốp ở mức cao nên để cân đối chúng tôi vẫn phải cân nhắc giá cả để làm sao quả vải thiều Lục Ngạn đến tay người tiêu dùng miền Nam không quá cao mặc dù giá thu mua tại điểm cân rẻ hơn nhiều so với năm trước. Hiện tại,chúng tôi thu mua với giá hơn 10.000đồng/kg"- một thương nhân tên là Chiến nói. Tìm hiểu được biết, việc trừ lùi cân cũng được hạn chế rất nhiều. Trước khi bước vào vụ, UBND xã đã tổ chức họp, mời các chủ điểm cân đến ký cam kết để tránh gian lận thương mại; cân đúng, cân đủ cho bà con. 

Theo chân thương nhân Trung Quốc.

vai thieu luc ngan

Thương nhân Trung Quốc tại điểm cân vải thiều ở xã Hồng Giang.

Ở một ngôi nhà khác cũng thuộc phố Kim, hai thương nhân Trung Quốc cũng tất bật với việc chọn hàng. Nếu không có một cán bộ công an xã giới thiệu, tôi cũng không nhận ra đó là người Trung Quốc vì thấy họ giao tiếp thân mật với những người xung quanh. Chủ nhà cho biết: 8 năm trước, hai thương nhân này đã đến Lục Ngạn đặt điểm thu mua vải thiều. "Đến hẹn lại sang", năm nay, họ đã đóng 12 chuyến hàng ở Việt Nam, trước đó là ở tỉnh Hải Dương và các huyện Tân Yên, Yên Thế. Họ nói tiếng Việt rất giỏi, tự ra đường xem hàng, lựa chọn mua những sọt vải đẹp, mức giá thường cao hơn từ 3.000-4.000 đồng/kg so với thương lái Việt Nam. 
Hiện tại, thương lái Trung Quốc đến thu mua vải thiều chưa nhiều. Theo ông Hội Giang, một thương nhân ở TP Trịnh Châu, tỉnh Hà Nam có mặt tại Lục Ngạn từ đầu vụ vải sớm thì Trung Quốc cũng đang vào chính vụ thu hoạch vải thiều, thời điểm này lại rơi vào Tết Đoan Ngọ (mồng 5-5 âm lịch) - một ngày Tết rất quan trọng của người Trung Quốc nên phải sau ngày này, thương lái Trung Quốc mới sang đông. Ông cho biết: "Vải thiều Lục Ngạn chín sau, rất ngon, người dân Trung Quốc ưa thích. 
Năm ngoái chúng tôi mua được hơn 60 xe, mỗi xe khoảng 11 tấn. Năm nay dự kiến khoảng 1.000 tấn". Tuy nhiên, cũng giống như nhận xét của nhiều người khác thì giá dịch vụ và các mặt hàng phụ trợ tăng nên ông Hội Giang phải cân đối chi phí. “Giá thùng xốp giờ đã cao gấp đôi so với đầu vụ. Mà thiếu thùng xốp thì không vận chuyển về được, thâm hết quả. Vì vậy phải cân đối kỹ lắm, nếu mặt hàng phụ trợ này tăng cao nữa chúng tôi sẽ giảm số lượng thu mua vải, chỉ 700 tấn thôi”- ông Hội Giang phân trần. 
Góp mặt vào đội quân thương lái đổ về Lục Ngạn thu mua vải thiều còn có hàng trăm xe tải nhỏ, xe cóc với sức chở vài ba tấn tiêu thụ ở các tỉnh lân cận. Khác với các thương nhân đưa hàng sang Trung Quốc hay vận chuyển vào TP Hồ Chí Minh chỉ thu mua vào buổi sáng, phải đóng đá hộp xốp thì đội quân này lại gom hàng vào các buổi chiều khiến cho thị trường Lục Ngạn thêm phần tấp nập.
Để kịp cho chuyến hàng bán vào sáng sớm hôm sau, bà Nguyễn Thị Chung và Nguyễn Thị Phương cùng ở xã Dương Liễu, huyện Hoài Đức (Hà Nội) khoảng 15 giờ hằng ngày đã đánh ô tô đến Lục Ngạn. “Do quãng đường gần, bán ở chợ quê nên chúng tôi thu mua không cần đóng vào thùng xốp, được cân nào đưa ngay lên xe. Hàng cũng không cần quá đẹp, mỗi chuyến khoảng 2 tấn thôi”. “Đắt hàng tôi mới trôi hàng bà”, theo bà Phương thì các loại hoa quả như mận, xoài, dưa, dứa, ổi …đều được mùa nên giá vải thiều cũng bị tác động nhiều. Theo nhiều thương lái, nguyên nhân giá vải thiều giảm chủ yếu do vào vụ thu hoạch rộ. Bên cạnh đó, cước vận tải, chi phí phụ trợ tăng cũng khiến các nhà vườn bị thương lái ép giá để bù chi phí.
Theo đánh giá của ngành chức năng, mỗi ngày Lục Ngạn tiêu thụ khoảng 6.000 tấn. Mặc dù giá rẻ hơn so với năm trước nhưng các thương lái vẫn nườm nượp đổ về đây thu với số lượng lớn. Bởi đặc sản vải thiều Lục Ngạn đã nức tiếng gần xa, có thương hiệu, được nhiều người tiêu dùng khắp nơi ưa chuộng.








Tuesday, August 14, 2018

Vải thiều bắc giang suất khẩu tới 30 quốc gia và vùng lãnh thổ.

UBND tỉnh Bắc Giang vừa tổng kết vụ vải thiều 2018, theo đó, vụ vải thiều năm 2018 của tỉnh Bắc Giang được đánh giá thành công trên mọi phương diện.

vai thieu bac giang

Diện tích trồng vải thiều năm 2018 của Bắc Giang duy trì gần 29.000 ha, cho sản lượng đạt khoảng 215.800 tấn, giá bán vải thiều cơ bản ổn định trong suốt mùa vụ với bình quân 16.000 đồng/kg, doanh thu từ vải thiều và hoạt động dịch vụ phụ trợ ước đạt 5.755 tỷ đồng.
Trong đó, diện tích vải thiều sớm khoảng 6.000 ha, chiếm gần 21% diện tích, sản lượng đạt gần 43.600 tấn. Vải thiều chính vụ khoảng 23.000 ha, chiếm hơn 79% diện tích, sản lượng đạt hơn 172.000 tấn. Diện tích vải thiều theo tiêu chuẩn VietGAP là 13.500 ha, sản lượng đạt 132.300 tấn. Diện tích vải thiều sản xuất theo tiêu chuẩn GlobalGAP là 218,5 ha, được Mỹ cấp mã số IRADS cho hơn 390 hộ sản xuất, tập trung tại các xã Hồng Giang, Tân Mộc, Giáp Sơn, Biên Sơn, Tân Sơn, Tân Quang và Kiên Lao.
Sản lượng tiêu thụ vải thiều năm 2018 tại thị trường nội địa chiếm khoảng 55%; đặc biệt kết hợp với chuỗi các siêu thị và các cửa hàng kinh doanh... sớm đưa vải thiều chất lượng ngay từ đầu vụ vào tiêu thụ với giá bán ổn định trong suốt mùa vụ. Bên cạnh đó, duy trì xuất khẩu vải thiều tới trên 30 quốc gia và vùng lãnh thổ, chiếm 45% tổng sản lượng; kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 170 triệu USD, tăng hơn 89% so với năm 2017.
Số liệu vừa được Tổng cục Hải quan và Sở Công Thương Bắc Giang đưa ra có những chênh lệch nhất định về sản lượng, kim ngạch…
Cụ thể, theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan vừa công bố, trong niên vụ năm 2018, các doanh nghiệp Việt Nam đã xuất khẩu hơn 92 nghìn tấn vải (bao gồm vải tươi và vải sấy khô) với trị giá đạt hơn 40,8 triệu USD.
Trong đó, vải tươi xuất khẩu đạt hơn 75 nghìn tấn (chiếm 81,5% về mặt lượng), trị giá đạt 30,9 triệu USD; vải  thiều sấy khô đạt hơn 17 nghìn tấn với trị giá hơn 9,9 triệu USD.
Như vậy, tính bình quân, mỗi kg vải thiều  xuất khẩu có giá 0.44 USD. Cũng theo cơ quan Hải quan, niên vụ 2018, quả vải của Việt Nam đã có mặt tại 27 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới, nhiều hơn so với niên vụ 2017 (chỉ là 19 quốc gia, vùng lãnh thổ).
Tuy nhiên, theo thông tin từ Sở Công Thương Bắc Giang, tại Hội nghị kiểm điểm công tác sản xuất và tiêu thụ vải thiều năm 2018, địa phương này cho hay, trong niên vụ 2018, sản lượng vải của tỉnh đạt khoảng 215.800 tấn, cao nhất từ trước đến nay.
Bên cạnh đó, vải thiều Bắc Giang được xuất khẩu tới trên 30 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Sản lượng xuất khẩu chiếm 45% tổng sản lượng (tương hơn 97 nghìn tấn); kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 170,5 triệu USD, tăng 89,4% so với năm 2017.
Như vậy, thông tin về hoạt động xuất khẩu vải  thiều có chênh lệch lớn giữa Tổng cục Hải quan và tỉnh Bắc Giang.
Đáng kể nhất là chênh lệch về kim ngạch xuất khẩu. Bởi thông tin của Sở Công Thương Bắc Giang, kim ngạch xuất khẩu vải của riêng tỉnh này đã cao hơn 4 lần kim ngạch xuất khẩu cả nước, dẫn đến mức giá xuất khẩu bình quân cũng cao gấp 4 lần so với mức bình quân được Tổng cục Hải quan thống kê.
Mặt khác, ngoài Bắc Giang, Hải Dương cũng là một địa bàn trọng điểm về sản lượng vải thiều của nước ta.
Được biết, số thống kê của Tổng cục Hải quan được tổng hợp dựa trên thông tin khai báo của doanh nghiệp khi làm thủ tục xuất khẩu.








Monday, August 13, 2018

Lục Ngạn ngập tràn sắc đỏ vải thiều

Những ngày này ở huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) khắp các nẻo đường được nhuộm đỏ bởi dòng xe chở vải thiều.

vai thieu luc ngan

Quốc lộ 279, đọan cắt qua hai xã Tân Sơn và Cấm Sơn (huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang) những ngày này tấp nập người mua bán vải. Đây là những xã vùng cao xa nhất của huyện Lục Ngạn, cách thành phố 80 km, trồng được giống vải có chất lượng ngon, ngọt nhất cả nước.

vai thieu luc ngan

Vải thiều chính vụ được hái từ lúc 2 giờ và được người dân đóng sọt mang xuống chợ. 5 giờ 30 phút từng chiếc xe máy, mỗi chiếc thồ hàng tạ vải ùn ùn xuôi về chợ.

vai thieu luc ngan

Biển vải thiều tuyệt đẹp làm tắc nghẽn cả 1 con đường.

vai thieu luc ngan

Các điểm thu mua lớn chủ yếu là lái buôn Trung Quốc thu gom. Những người này dùng khẩu hình và ngôn ngữ cơ thể để trả giá từng sọt vải.

vai thieu luc ngan

Từng chùm vải được đội ngũ tuyển lọc và bỏ đi quả kém chất lượng. "Sau khi thu mua hết vải ở Hải Dương, gia đình mới chuyển lên Bắc Giang thu mua. Từ 5 giờ sáng đến 17 giờ, mỗi ngày tôi gom 60 tấn đóng 4 container xuất đi Trung Quốc, đến hết mùa thì thôi", lái buôn Võ Thị Loan chia sẻ.

vai thieu luc ngan

Vải xuất khẩu nhanh chóng được đóng thùng các-tông rồi chuyển đi các  cửa khẩu Thanh Thủy (Hà Giang) và Hữu Nghị (Lạng Sơn) chờ thông quan.












Saturday, August 11, 2018

Tăng lượng chế biến, giảm áp lực tiêu thụ vải thiều.

Thời điểm chính vụ, mỗi ngày toàn tỉnh tiêu thụ 10 nghìn tấn vải thiều phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu. Nhằm làm giảm áp lực tiêu thụ quả tươi, nhiều doanh nghiệp, hộ gia đình đã đẩy mạnh chế biến giúp các sản phẩm từ vải thiều thêm hấp dẫn, đa dạng, được nhiều người ưu chuộng.
vai thieu say kho tai ha noi
vải thiều sấy khô.

Lò sấy vải đỏ lửa

Trong số những sản phẩm chế biến, vải thiều sấy khô luôn là giải pháp hữu hiệu với nhiều lợi thế về sản lượng lớn, sẵn mặt bằng, nguyên liệu, có lao động tại chỗ. Gia đình ông Đặng Văn Thành, thôn 1, xã Phương Sơn (LụcNam) đã có tiếng nhiều năm sấy vải thiều. Ông Thành chia sẻ, năm nay gia đình ông dự kiến chế biến khoảng 200 tấn quả tươi. Hằng ngày, ông đặt hàng các điểm cân lớn tại Lạng Giang, Lục Nam, Lục Ngạn thu mua vải thiều. Quả khô thành phẩm được xuất sang Trung Quốc, giá dao động từ 45-55 nghìn đồng/kg. Do vụ này thu mua vải tươi giá thấp nên sấy vải có lãi, ông yên tâm mua hàng về chế biến. Hiện gia đình ông Thành đang thuê 5 lao động làm việc tại các lò sấy.
vai thieu say kho tai ha noi

Thống kê của UBND huyện Lục Nam cho thấy, toàn huyện có hàng trăm hộ duy trì lò sấy vải thiều, tổng sản lượng ước đạt 6 nghìn tấn (chiếm khoảng 20% sản lượng quả tươi toàn huyện). Đa phần các hộ đều sử dụng những lò sấy đã được xây dựng từ những năm trước, góp phần giảm số tiền đầu tư, tăng hiệu quả chế biến. Ông Đặng Văn Nhàn, Phó Chủ tịch UBND huyện Lục Nam khẳng định, huyện luôn khuyến khích, tạo điều kiện cho người dân chế biến vải thiều. Thời gian tới, huyện sẽ đẩy mạnh quảng bá, xúc tiến thương mại cho sản phẩm vải thiều sấy khô, giúp người dân tiêu thụ thuận lợi hơn.
vai thieu say kho tai ha noi

Không chỉ các hộ ở huyện Lục Nam, mặc dù chất lượng quả vượt trội so với nhiều địa phương khác song người dân các xã Hồng Giang, Phì Điền, Tân Quang, Quý Sơn, Tân Mộc (Lục Ngạn) cũng đưa vải vào sấy. Hiện nay, trên địa bàn huyện có hơn 200 lò, tiêu thụ hàng nghìn tấn quả. Đây là giải pháp chế biến truyền thống giúp bảo quản sản phẩm từ 4 đến 6 tháng phục vụ xuất bán. Việc làm này góp phần giảm sức ép tiêu thụ quả tươi, tăng giá trị cho vải thiều. Cũng với cách làm trên, người dân các huyện Sơn Động, Lạng Giang và Yên Thế cũng chủ động mua than, củi duy trì nhiều lò sấy trên địa bàn.

Nghiên cứu nhằm tạo gia những sản phẩm mới.

Không chỉ dừng lại ở sản phẩm vải thiều sấy khô, nhiều doanh nghiệp đã ứng dụng công nghệ, kỹ thuật hiện đại để chế biến vải thiều thành những sản phẩm độc đáo, cho giá trị kinh tế cao. Trong đó, Công ty TNHH Thương mại Ngân Giang (Lục Ngạn) đã thu mua hơn 20 tấn vải rụng chế biến thành những chai giấm mang nhãn hiệu Kim Ngân. Đây là sản phẩm giấm thơm, ngon được tung ra thị trường vài năm nay và đã nhanh chóng tìm được chỗ đứng cả trong nước và xuất khẩu.

Vụ này, Công ty cổ phần Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao (Hà Nội) đã đặt 10 điểm cân thu mua vải thiều trên địa bàn huyện Lục Ngạn. Cùng với xuất khẩu quả tươi loại 1 sang thị trường Nhật Bản, Anh, Đức, Công ty còn thu mua khoảng 10 nghìn tấn quả loại 2, 3 để chế biến thành nước ép. Ông Đinh Cao Khuê, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao đánh giá: Năm nay, vải thiều Lục Ngạn có chất lượng tốt, rất thuận lợi cho chế biến. Sản phẩm nước ép vải thiều của đơn vị đã được nhiều người biết đến, tin dùng. Đơn vị sẽ nâng công suất chế biến, tăng cường quảng bá, mở rộng thị trường tiêu thụ trong thời gian tới.
Đại diện lãnh đạo Sở Công Thương và UBND các huyện Lục Ngạn, Lục Nam đều khẳng định, đẩy mạnh hoạt động chế biến sẽ giúp các sản phẩm vải thiều thêm đa dạng, tiếp cận với nhiều phân khúc thị trường, giúp tăng giá trị cho cây trồng này. Tuy nhiên, trên thực tế, lượng được chế biến mới chiếm tỷ lệ thấp so với tổng sản lượng vải toàn tỉnh. Thời gian tới, các địa phương tiếp tục chú trọng thu hút đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp mở rộng quy mô, đổi mới công nghệ, nâng công suất chế biến vải thiều.



Vải thiều Lục Ngạn được bình chọn là nông sản được thế giới ưa chuộng.

Vừa qua, Trung ương Hội Kỷ lục gia Việt Nam giao Trung tâm Top Việt Nam (VietTop) tiến hành đề cử và bình chọn Top các loại nông sản nổi tiếng Việt Nam được thế giới ưa chuộng trên trang.

vai thieu luc ngan bac giang

Sau một thời gian khảo sát và bình chọn kỹ lưỡng của cộng đồng kỷ lục gia Việt Nam ở trong và ngoài nước, VietTop đã tìm ra được Top 15 loại nông sản nổi tiếng Việt Nam được thế giới ưa chuộng. Trong đó vải thiều Lục Ngạn có số phiếu bình chọn nhiều nhất. 
Dự kiến tháng 8 tới đây, Chương trình Hội ngộ Kỷ lục gia Việt Nam lần thứ 35 tổ chức trọng thể tại TP Hồ Chí Minh sẽ trao giấy chứng nhận và vinh danh vải thiều LụcNgạn.

 vai thieu say kho

Đây là cơ hội thuận lợi để du khách trong và ngoài nước có thêm hiểu biết về vải thiều, đồng thời góp phần quảng bá du lịch Bắc Giang phát triển hơn nữa trong tương lai.


Sunday, April 8, 2018

Mật ong hoa nhãn

Mật ong hoa nhãn nguyên chất
Mật ong hoa nhãn nguyên chất giúp cải thiện sự tiêu hóa, tăng cường khả năng miễn dịch, bổ máu, ăn ngon miệng và ngủ sâu giấc.
Mật ong nguyên chất hoa nhãn là một sản vật của thiên nhiên, được khai thác từ các khu vực có nhiều hoa nhãn như: Hưng Yên, Lạng Sơn, Sông Mã, Điện Biên… Trong thành phần của mật ong có chứa rất nhiều vitamin các loại B1, B2, B6, E, K, C, tiền tố vitamin A, acid folic và hơn 300 vi chất nên uống mật ong thường xuyên sẽ làm cho da dẻ hồng hào.
Mật ong hoa nhãn nguyên chất
1.Các tác dụng chính của mật ong
-Bồi bổ sức khỏe, tăng cường sinh lực, có tác dụng tốt với các bệnh viêm họng, hô hấp, ho lao, tim mạch, tiểu đường, viêm loét dạ dày, đại tràng, suy nhược cơ thể…
-Tăng cường sức khỏe cho người già, trẻ em, người mới ốm dậy, phụ nữ có thai và sau khi sinh nở, giữ cho thân hình khỏe mạnh.
-Dùng trước bữa ăn để chữa bệnh béo phì.
-Có tác dụng giữ ấm, làm mịn và đẹp da mặt.
-Có tác dụng sát khuẩn, tái tạo da nên dùng để chữa vết thương, vết bỏng vô cùng hiệu nghiệm, vừa tốt, vừa không để lại sẹo.
2.Cách dùng
-Dùng thường xuyên giúp da dẻ hồng hào, ăn ngon miệng và ngủ sâu giấc hơn: Pha 2 thìa mật ong hoa nhãn với nước ấm, uống buổi sáng khi chưa ăn. Để có hiệu quả tốt nhất, sau 10-15 phút hãy ăn sáng.
-Chữa cảm lạnh: pha 2 thìa mật ong với nước chanh nóng.
-Chữa ho: Dùng một quả chanh tươi, khía kiểu múi khế ở lớp vỏ ngoài sau đó cho một vài thìa mật ong hoa nhãn cho ngấm đủ toàn bộ quả chanh trong một cái chén, để khoảng 1-2 giờ sau đó cắt ra ngậm.
-Chữa viêm loét dạ dày: mật ong hoa nhãn trộn với bột nghệ đen, nghệ vàng ăn liền trong 1-2 tháng sẽ cho kết quả tốt.
-Với người cao huyết áp, dùng 1 ngày 2 lần: 1 thìa mật ong hoa nhãn + nước ép gừng + hồi xay nhỏ.
3.Lưu ý khi sử dụng
-Không nên dùng mật ong hoa nhãn trong các trường hợp ỉa chảy và đầy bụng.
-Không nên dùng mật ong nguyên chất hoa nhãn cho trẻ nhỏ.
-Khi mật ong nguyên chất hoa nhãn xuất hiện các bọt khí thì không nên để lâu.
-Không bảo quản mật ong nguyên chất hoa nhãn trong các đồ đựng bằng kim loại vì trong mật ong hoa nhãn có acid hữu cơ và đường, dưới tác dụng của men, một phần các chất này biến thành acid etylenic. Chất này ăn mòn kim loại, làm tăng thêm hàm lượng kim loại trong mật ong và là mật biến chất.
Mật ong hoa nhãn nguyên chất
hân hạn được phục vụ quí vị
quí vị nào có nhu cầu liên hệ em nhé : 0983070546

Mật ong hoa nhãn.



Sunday, October 16, 2016

vải thiều sấy khô tại hà nội



Cơ sơ chúng tôi chuyên bán buôn, bán lẻ đặc sản vải thiều sấy khô lục ngạn bắc giang trên toàn quốc, quí khách mua hàng liên hệ :0983070546 để được tư vấn và đặt hàng.