vai thieu say kho

http://vaithieukho.blogspot.com/2015/11/cay-vai-thieu-que-toi.html

Wikipedia

Search results

vải thiều sấy khô

vải thiều sấy khô cung cấp những thông tin mới nhất nóng bỏng nhất về đặc sản vải thiều bắc giang

vải thiều sấy khô

vải thiều sấy khô
vải thiều sấy khô
Powered By Blogger

DC : phượng sơn - lục ngạn - bắc giang :0972405082

Sunday, October 16, 2016

vải thiều sấy khô tại hà nội



Cơ sơ chúng tôi chuyên bán buôn, bán lẻ đặc sản vải thiều sấy khô lục ngạn bắc giang trên toàn quốc, quí khách mua hàng liên hệ :0983070546 để được tư vấn và đặt hàng.
































































































Vùng quả ngọt lên hương

(BGĐT) - Huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) hiện có vùng vải thiều tập trung lớn nhất cả nước với diện tích hơn 16.300 ha, trong đó 10.500 ha sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, 158 ha sản xuất theo tiêu chuẩn GlobalGAP. 
“Vải thiều Lục Ngạn" được Cục sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp Giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá năm 2005, được cấp văn bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý năm 2008. Hiện nay, vải thiều Lục Ngạn đã được đăng ký bảo hộ ở Trung Quốc, Lào, Campuchia, Nhật Bản, Singapore. Năm 2016, sản lượng vải thiều Lục Ngạn ước đạt hơn 90.000 tấn, giá dao động từ 15 đến hơn 30 nghìn đồng/kg. Vải thiều tươi chủ yếu được xuất khẩu đi các nước.  
Nét mới trong mùa thu hoạch năm nay là vải thiều tươi Lục Ngạn được chiếu xạ tại Trung tâm chiếu xạ Hà Nội, đồng thời xử lý đủ tiêu chuẩn ngay tại Lục Ngạn, tạo thuận lợi xuất khẩu sang các thị trường cao cấp như: Mỹ, Úc, Pháp, Nhật Bản, Anh, Malaysia và duy trì ở thị trường truyền thống Trung Quốc.

                                                              Khu trồng vải thiều xuất khẩu sang Mỹ và các nước châu Âu.
Mô hình sản xuất vải thiều xuất khẩu đầu tiên áp dụng phương pháp tưới nhỏ giọt tại hộ ông Giáp Văn Nhành, thôn Kép 1, xã Hồng Giang.

Vải thiều ra quả từ thân cây - phương pháp chăm sóc mới của nhà vườn Lục Ngạn


Dây chuyền chế biến đủ tiêu chuẩn xuất khẩu tại Hợp tác xã sản xuất Nông sản và Thương mại Hồng Giang.


Ông Hoàng Anh Tài, thôn Trại 3, xã Quý Sơn - một trong hàng vạn hộ nông dân Lục Ngạn có cuộc sống sung túc nhờ  vải thiều.


Vải thiều đóng vào thùng xốp ướp lạnh thuận tiện cho việc vận chuyển đi tiêu thụ.


Vải thiều Lục Ngạn được nhiều khách nước ngoài ưa thích.


Chợ vải thiều tại xã Nghĩa Hồ.


Phó Chủ tịch UBND tỉnh Dương Văn Thái trả lời phỏng vấn báo chí tại Tuần lễ vải thiều Lục Ngạn - Bắc Giang tại Hà Nội 2016


Văn nghệ chào mừng Tuần lễ vải thiều Lục Ngạn - Bắc Giang tại Hà Nội 2016.


Chuẩn bị vải thiều xuất khẩu sang thị trường truyền thống Trung Quốc.


Trung tâm chiếu xạ Hà Nội chiếu xạ vải thiều Lục Ngạn trước khi  xuất khẩu.


Mời các bạn đến với vải thiều  Lục Ngạn quê tôi.













Saturday, July 9, 2016

Long nhãn sấy khô


Mã SP: Long nhãn khô
  • Tên sản phẩm: Long nhãn khô
  • Tình trạng: còn hàng/hết hàng
  • Giao hàng miễn phí khi mua>290.000 VNĐ
  • Liên hệ: 0983070546

  • Ở đâu bán long nhãn khô tốt nhất

    Bạn không biết mua long nhãn khô ở đâu? hay địa chỉ mua bán long nhãn khô uy tín tại Hà Nội?. Ngày nay trên thị trường nhu cầu sử dụng long nhãn sấy khô tăng cao cung ít hơn cầu nhiều thương nhân đã lợi dụng lòng tin của khách hàng bán cho họ những loại long nhãn kém chất lượng và những loại long nhãn kém chất lượng đó được ủ bằng một loại thuốc tàu giúp làm long nhãn nhanh khô và có màu đẹp mắt, nhiều khách hàng đã mua phải những loại long nhãn trên do vậy tìm một địa chỉ mua long nhãn sấy khô uy tín đang được nhiều người quan tâm.
    Nhằm tẩy chay hàng kém chất lượng Rượu Ngâm Hà Nội chúng tôi chuyên cung cấp và mua bán các loại long nhãn sấy khô và long nhãn tươi tại Hà Nội chất lượng tốt. Long nhãn khô thực chất là Long nhãn tươi sau khi được chúng tôi xử lý bằng phương pháp sấy khô truyền thống không chất bảo quản.
    Để giữ được hàm lượng dược tố, tránh ẩm mốc, ký sinh…và bảo quản được lâu, rượu ngâm Hà Nội sau khi khai thác long nhãn tươi ở Hưng yên đã cho tiến hành sơ chế ngay tại các cơ sở tại đó rồi đưa về kho trung tâm để xử lý bảo quản kỹ lưỡng.
  • Cam kết với phương pháp chế biến khô truyền thống không hề có chất bảo quản sẽ không làm mất đi những tinh chất quý báu của cây.
  • Chúng tôi cam kết sản phẩm đến tay người tiêu dùng là hàng thật, đã được kiểm định chất lượng cũng như giá long nhãn tươi, khô luôn được đảm bảo. Vì vậy khách hàng sẽ yên tâm hơn về chất lượng cũng như giá thành.
  • Dịch vụ tư vấn miễn phí cách dùng, cách bảo quản, cách chế biến , công dụng của từng sản phẩm khi mua tại cửa hàng
  • Giao hàng tận nơi miễn phí khi mua đơn hàng > 290.000 VND.
  •  
  •  

Công dụng của long nhãn sấy khô và đối tượng sử dụng

Sau khi sấy khô long nhãn không hề bị mất đi những dưỡng chất quý báu. Dưới đây là những tác dụng chính của long nhãn đối với sức khỏe của con người.
Thành phần trong Trong cùi nhãn khô có: Nước 0,85%, chất tan trong nước 79.77% (có chứa glucose 26,9%, saccharose 0,22%, acid tartric 1,2%, chất có nitrogen), chất không tan trong nước 19,3%, tro 3,36%.

Tác dụng của long nhãn sấy khô

Theo Đông y, Long nhãn khô có vị cam, tính ôn; vào 2 kinh Tâm và Tỳ.
  • Chủ trị trống ngực hồi hộp tim loạn nhịp
  • Mất ngủ hay quên
  • Kém ăn mệt mỏi
  • Suy dinh dưỡng
  • Suy nhược thần kinh
  • Chống táo bón
  • Chống loãng xương

Đối tượng sử dụng long nhãn khô

  • Người có tiền sử bệnh tim
  • Người hay bị mất ngủ vào ban đêm
  • Người bị suy dinh dưỡng kém ăn
  • Người trí nhớ hay quên
  • Người già bị loãng xương

Cách sử dụng và cách dùng long nhãn khô

Người ta thường sử dụng long nhãn sấy khô ngâm rượu, nấu kèm thức ăn, ngoài ra còn dùng làm thuốc chữa bệnh với một số loại thuốc
  1. Long nhãn khô được sử dụng để ngâm với rượu
  2. Long nhãn khô được sử dụng để chế biến các món ăn như: trứng cút long nhãn, cháo long nhãn, long nhãn chiên thịt gà, long nhãn hầm xương…
  3. Long nhãn có thể được sử dụng trong đông y kèm theo một số loại thuốc như: Hoàng kỳ, Bạch truật, Đảng Sâm, Đương qui, Quy Tỳ Than, Toan táo nhân, Mộc hương, Chích thảo…
  4. Ngoài ra Long nhãn khô có thể dùng ăn luôn cũng được.
Những lưu ý khi sử dụng:
  • Người hay có đờm bị các bệnh về họng không nên dùng
  • Người đầy bụng, người bị sốt tuyệt đối không sử dụng


Wednesday, June 29, 2016

Bắc Giang: Tiêu thụ gần 93 nghìn tấn vải thiều

Tính đến hết ngày 29-6, toàn tỉnh Bắc Giang đã tiêu thụ 93 tấn vải thiều, chiếm hơn 70% sản lượng toàn tỉnh. Các huyện: Tân Yên, Sơn Động đã cơ bản thu hoạch xong.
Vải thiều Bắc Giang thông quan qua cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn).
Thông tin từ chợ đầu mối Thủ Đức TP Hồ Chí Minh, sản lượng tiêu thụ vải thiều đến thời điểm này là hơn 14 nghìn tấn với mức giá từ 20-22 nghìn đồng/kg. 
Giá vải tại các cửa khẩu nhìn chung vẫn giữ mức ổn định. Theo đó, tại Lạng Sơn dao động từ 30-45 nghìn đồng/kg; tại Lào Cai từ 35-45 nghìn đồng/kg.
Hưởng ứng tuần lễ vải thiều Lục Ngạn - Bắc Giang ở Hà Nội năm 2016, tổng sản lượng vải đã tiêu thụ tại hệ thống siêu thị BigC và siêu thị Hapro đến ngày 29-6 là 37 tấn với giá 35 nghìn đồng/kg ( loại có cuống ) và 45 nghìn đồng/kg (đã cắt cuống).
Khảo sát tại huyện Lục Ngạn, hôm nay 29-6, cho thấy giá vải thiều từ 10-24 nghìn đồng/kg giảm 4-5 nghìn đồng/kg so với ngày hôm qua. 
Tình hình giao thông, an ninh tương đối ổn định; hiện tượng tắc đường chỉ xảy ra cục bộ vào buổi sáng (7 giờ 30-8 giờ 30) và buổi chiều ( từ 17 giờ đến 18 giờ) tại Phượng Sơn, Nghĩa Hồ, Hồng Giang, Giáp Sơn. Năm nay, hiện tượng tắc đường giảm đáng kể là do sự vào cuộc tích cực của lực lượng công an, quân đội, thanh niên tình nguyện.... 
Thông tin từ huyện Lục Nam, giá vải thiều trên địa bàn từ 10-20 nghìn đồng/kg. Tại TP Bắc Giang, giá vải ngày 29-6 từ 15-40 nghìn đồng/kg, tùy từng loại. Tại huyện Lạng Giang giá từ 15.000 - 20.000 đồng/kg và Yên Thế dao động từ 8.000 - 10.000 đồng/kg.
 
 

Sunday, June 5, 2016

Bắc Giang: Khởi động mùa vải thiều 2016

Mùa vải Bắc Giang đã cấp cho 200 hộ dân mã tiêu chuẩn Mỹ, 200 thương lái Trung Quốc sẽ sang giám sát thu mua.

Ông Trần Quang Tấn, Giám đốc Sở Công thương tỉnh Bắc Giang xác nhận với báo trí thông tin trên.Theo lãnh đạo Sở Công thương, trong vài năm gần đây, sản lượng vải xuất khẩu sang Trung Quốc khá cao. Đây vẫn được xác định là thị trường truyền thống, có nhiều nét tương đồng trong quá trình hoạt động kinh doanh của mặt hàng vải thiều.Người tiêu dùng Trung Quốc ưa thích và quen loại quả ở Việt Nam, không yêu cầu các tiêu chuẩn khắt khe như chiếu xạ... Do đó, những năm trước, xuất khẩu sang Trung Quốc rất cao, năm 2011 vào khoảng 60-70 % tổng sản lượng xuất khẩu, năm 2015 hạ xuống mức 45%.Việc hạ thấp mức xuất khẩu sang Trung Quốc và cung ứng thị trường nội địa sẽ cân bằng được lượng cung- cầu trên thị trường đồng thời nâng giá vải lên cao hơn.

Hội nghị xúc tiến tiêu thụ vải thiều tại Lào Cai
Mùa vải ở Bắc Giang ngắn, chỉ kéo dài khoảng 1,5 tháng nên dễ cân đối được thị trường chung trong nước và xuất khẩu ra các nước như Trung Quốc và các thị trường mới như Mỹ, Úc, Malaysia, EU.Hướng tới từng bước giảm dần sản lượng xuất khẩu sang Trung Quốc để tạo giá cạnh tranh, năm nay Bắc Giang xác định làm tốt các công tác xúc tiến ở thị trường trong nước cùng với thị trường mới mở. Thị trường xuất khẩu sang Trung Quốc năm nay giảm xuống, ước đạt 40%."Năm nay, Bắc Giang kế hoạch xúc tiến một cách bài bản hơn. Tại Lào Cai, các bạn hàng Trung Quốc sẽ sang giám sát quá trình thu mua vải thiều của chúng ta", ông Tấn thông tin.Hôm 27/5 vừa qua, tại Hội nghị xúc tiến tiêu thụ vải thiều tươi, niên vụ 2016 ở Lào Cai đã có 98 người cả thương nhân và chính quyền Trung Quốc, trong đó có 60 thương nhân sang tham dự để phối hợp xúc tiến thương mại mở rộng thị trường xuất khẩu vải thiều.Các thương nhân này sẽ làm công tác giám sát việc thu mua còn các đầu mối cân, xuất khẩu sang qua cửa khẩu vẫn là các công ty Việt Nam đảm nhận.Những thương nhân này đã phải đăng ký với Cục xuất nhập cảnh theo quy định pháp luật của Việt Nam và thực hiện theo các chính sách về xuất nhập cảnh mà chúng ta đã quy định.Cũng thông tin về Hội nghị trên, ông Tấn cho hay, vào vụ thu hoạch vải thiều, toàn tỉnh Bắc Giang có khoảng gần 3.000 điểm thu mua lớn nhỏ, với trên 1.500 thương nhân trong và ngoài nước về thu mua và giám sát tiêu thụ vải thiều; trong đó riêng thương nhân là người Trung Quốc đến giám sát thu mua là trên 200 người.Thương lái Trung Quốc sẵn sàng có mặt, thương nhân Mỹ chưa thấy đâuTheo thông tin từ Sở Công thương Bắc Giang, riêng huyện Lục Ngạn được Mỹ cấp 15 mã vùng trồng vải cho hơn 200 hộ dân với 158 ha theo tiêu chuẩn Globalgap, với chất lượng đặc biệt; được trồng, chăm sóc dưới sự giám sát nghiêm ngặt về quy trình sản xuất của các cơ quan chức năng; sản lượng dự kiến khoảng 1.000 tấn đảm bảo điều kiện xuất khẩu vải thiều sang Mỹ, Úc, EU...Theo ông Chu Văn Báo, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Lục Ngạn, việc các thương nhân Trung Quốc sang giám sát thu mua vải thiều hiểu nôm na là họ tới những điểm tập kết thu mua và chọn hàng ngay tại Bắc Giang. Quả vải thiều khi đó sẽ được cân đo và bán ngay tại địa phương, thương nhân Trung Quốc làm việc với những công ty Việt Nam, "tiền trao cháo múc" và qua Lục Ngạn là thẳng đường sang cửa khẩu, hoàn toàn không bị ách tắc và hạn chế thời gian bảo quản cho hoa quả.

Thương lái Trung Quốc chọn mua hàng trong mùa vải thiều Lục Ngạn
Cũng theo ông Báo, năm ngoái, ở thời điểm này đã có một số thương nhân Mỹ sang thăm và tham khảo thị trường nhưng tới nay, đã phân vùng trồng theo tiêu chuẩn vẫn chỉ phía Mỹ sang tham khảo, kiểm tra cũng chưa có thông tin đặt hàng nào."Điều này phụ thuộc vào cơ chế thị trường, khi tới vụ, nếu giá cả cao quá, có thể vẫn bị các thương nhân từ Mỹ từ chối xuất khẩu sang đất nước họ do phụ thuộc vào chi phí vận chuyển, bảo quản... Khi đó, nếu phía Mỹ từ chối, vải vẫn có thể bán cho các công ty khác do nhu cầu thị trường vẫn rất lớn", ông Báo khẳng định.Tại Lục Nam, thị trường truyền thống cung cấp cho các mối hàng bán nội địa cũng chưa có các đối tác nước ngoài nào tới tham khảo. Những thương lái nước ngoài tới khảo giá đều phải đăng ký thông báo xuống xã, từ địa phương gửi thông báo lên tuyến huyện.



Tuesday, May 31, 2016

Cây vải thiều quê tôi!



Quê  hương tôi có loài cây ăn quả nổi tiếng. Tôi viết bài văn này  tả  loài cây đó để bạn bè xa gần được biết.
Mời các bạn về thăm quê hương tôi. Quê hương tôi có loài cây đặc sản nổi tiếng mà gần xa mọi người đều biết. Đó là cây vải thiều.

Cây vải thiều đã có mặt ở khắp những quả đồi đất sỏi quê tôi. Nhìn từ xa, mỗi cây vải như một chiếc ô xanh, cả vườn vải như một đoàn quân đang nhảy dù từ trên máy bay xuống đất. Đến gần, nhìn vườn vải thật thích mắt. Cây vải khép tán, giao cành vào nhau, tán tròn, xòe nở lùm lùm như đĩa xôi.
Mùa xuân, vải thiều bắt đầu ra hoa. Hoa đậu từng chùm,  hoa màu trắng ngà. Cành nào cũng có hoa, cây nào cũng ra hoa, cả vườn vải ra hoa. Dưới nắng xuân, hoa vải thiều phủ trắng cả một miền đồi. Ong bướm tha hồ về đây lấy mật. Tiếng ong bướm rù rì suốt ngày trong vườn vải. Người nào vào trong vườn vải, áo cũng bị mật hoa đọng lại lấm tấm. Những vườn vải quê tôi đã hai mươi năm tuổi. Thân cây vải đã to bằng cái bắp chuối. Thân cây màu nâu đất, đầy những vết khứa ngang. Người trồng vải làm như vậy để cây vải ra hoa đúng thời vụ và cho thu hoạch cao. Những cành vải chắc, khỏe. Lá vải có hình thoi, màu xanh đậm, quanh năm không có mùa rụng lá.
Sau những cơn mưa xuân, lúc nắng đã chói chang hơn, vải thiều kết quả. Mỗi chùm hoa hôm trước bây giờ lại là một chùm quả xanh non. Quả vải non chỉ bằng hạt gạo, mươi ngày sau nó đã lớn bằng đầu đũa, không để ý vài ngày là đã thấy nó lớn bằng đầu ngón tay rồi. Khi những cây lúa ngoài đồng lên đòng, quả chuyển sang màu vàng nhạt. Và đúng mùa thu hoạch lúa chiêm  cũng là mùa vải chín. Vườn vải chuyển sang màu đỏ. Đi qua vườn vải đã ngửi thấy mùi thơm của mật  vải ngọt. Vỏ quả vải có những cái gai sần sùi, khi chín những cái gai đỡ nhọn hơn, có màu đỏ sậm. Khi quả vải chín, những chùm quả trĩu xuống, cứ tưởng như cành vải không còn đủ sức để đỡ những quả vải nữa.
Trông vườn vải đầy quả chín nhìn mà thích mắt. Bóc quả vải ra, bên trong là một lớp cùi trắng đục mọng nước. Mới đưa lên miệng đã thấy mùi mật ngọt của quả vải vào đầu lưỡi, vị ngọt đã thấm vào cổ họng. Ăn một quả rồi lại muốn ăn quả nữa, ăn mười quả vẫn lại muốn ăn  trăm quả. Hạt quả vải nhỏ tí chỉ bằng ngón tay em bé xinh xinh. Quả nào hạt càng bé, cùi  lại càng ngọt.
Quả vài thiều vừa ngon lại vừa bổ nó còn có tác dụng làm thuốc .
Giữa mùa hè, những ngày thu hoạch vải cũng là những ngày quê hương tôi vui như chảy hội. Cây vải thiều đã trở thành nguồn thu nhập đáng kể của người dân quê hương tôi, góp phần làm đội mới gương mặt quê hương tôi  một miền quê đất cày lên sỏi đá.
Tôi rất tự hào về loài cây đặc sản này của quê  hương tôi.


>> Giấm  từ quả vải vải thiều
>> Vải thiều sấy khô
>> Rượu từ vải thiều 



Xem thêm

Giấm vải Lục Ngạn "đi Tây"

Sản phẩm giấm vải Lục Ngạn do chị Bạch Thị Kim Ngân (thị trấn Chũ, Lục Ngạn, Bắc Giang) sáng tạo ra hiện đã có mặt ở 15 nước trên thế giới.

Chị Nga (giữa) mua vải cho bà con.
Xưởng sản xuất giấm vải Lục Ngạn của chị Nga vào những ngày này luôn tấp nập, nhộn nhịp người ra vào. Ngoài thời gian lên lớp, chị đi lại như con thoi, hết lên xưởng rồi về nhà gặp các đối tác. Công việc vất vả, nhưng chị rất vui vì năm nay chị đã mua được 100 tấn vải tươi giúp bà con Lục Ngạn để lên men rồi sản xuất giấm vải trong cả năm. Cách làm của chị Nga đã và đang mở ra một hướng mới trong việc tiêu thụ sản phẩm vải cho bà con huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang.Trả công cho quê hương vải Chị Nga quê ở Tiên Sơn, Bắc Ninh. Năm 1993, chị về làm dâu đất Chũ - vựa vải của miền Bắc. Duyên nghề đưa đẩy, chị chuyển luôn công tác về Trường THCS thị trấn Chũ. Chị Nga dạy môn hóa học. Sống ở Chũ, chị được thưởng thức giống vải thiều ngon trứ danh đất Bắc. Tuy nhiên, mỗi khi bà con được mùa, chị lại chạnh lòng vì vải ngon, ngọt là vậy mà bà con bán giá bèo. Những ngày chính vụ, nhiều nhà còn không bán được vải. Bao mùa vải cứ lặng lẽ trôi qua mà cuộc sống của người trồng vải vẫn còn muôn phần gian khó. Trên lớp học, chị Nga dạy các học sinh của mình những phản ứng hóa học, rồi cả những công thức cao siêu, nhưng thực tế chưa một nhà nghiên cứu nào giúp bà con bảo quản quả vải. “Từng quả vải đỏ, to, tròn, căng mọng bị bỏ rụng ở gốc cây khiến tôi chạnh lòng” - chị Nga nhớ lại. Điều đó như thôi thúc chị Nga phải làm một việc gì đó giúp bà con tiêu thụ vải.Vốn là giáo viên dạy môn hóa học, chị chịu khó mày mò ứng dụng những kiến thức mà mình đã lĩnh hội được vào cuộc sống của gia đình. Trong đó có việc chị ủ vải để làm giấm. Ngày ngày chị miệt mài làm đi làm lại nhiều lần. “Có những đêm trằn trọc không ngủ được, tôi đã vùng dậy để thử nghiệm. Hết lần này đến lần khác, biết bao lần thất bại, nhưng tôi vẫn quyết tâm làm lại từ đầu, rồi cuối cùng tôi cũng tìm ra công thức đúng nhất” - chị Nga nhớ lại. Năm 2013, sản phẩm giấm vải được chiết xuất thành công. Đến giờ chị Ngân vẫn còn nhớ như in ngày đầu nếm thử sản phẩm giấm vải do chính mình làm ra: “Giấm có mùi thơm dìu dịu của hương vải thiều đất Chũ. Vị giấm cũng rất độc đáo mang hương vị thanh, chua, mát độc đáo của miền đồi”. Chị mời các thành viên trong gia đình dùng thử, ai cũng khen ngon và có mùi vị rất đặc trưng mà các loại giấm khác không có được. Thời gian đầu, chị làm giấm để phục vụ gia đình. Sau đó, chị mang giấm cho các đồng nghiệp và bà con quanh vùng dùng thử. Ai cũng khen ngon.Tiếng lành đồn xa, chẳng mấy chốc sản phẩm giấm vải của chị đã lan ra toàn tỉnh Bắc Giang. Được mọi người động viên, chị mạnh dạn sản xuất nhiều hơn để bán cho các đại lý. Người tiêu dùng nơi nào cũng có phản hồi rất tốt về sản phẩm giấm vải Lục Ngạn này. Tuy nhiên, sản phẩm làm ra khó bao nhiêu, lúc phân phối còn gian nan hơn nhiều lần. Đây là sản phẩm mới, không dễ chiếm được cảm tình của người tiêu dùng. Trong khi đó, với việc sản xuất nhỏ lẻ, cơ sở vẫn chưa có lãi. Từ một nhà giáo giáo sớm khuya với đám học trò, nay kiêm thêm cả “giám đốc” tiếp thị khiến chị mệt bở hơi tai. Có những lúc hàng bị đình đốn, đi bỏ mối đều bị từ chối, chị Ngân đã nghĩ đến chuyện bỏ cuộc. Tuy nhiên, cứ đến mùa hè, vải lại chín nhuộm đỏ vùng đất đồi. Nhìn bà con nông dân một nắng hai sương vất vả mới làm ra quả vải, không bán được hàng, chị lại tự hứa với lòng mình phải vượt qua gian khó. Chỉ có cách phải đưa vải vào chế biến mới hy vọng tiêu thụ được nông sản cho bà con.Xuất khẩu giấm vải Thành công nối tiếp thành công khiến chị Ngân rất vui. Chồng chị là anh Nguyễn Trường Giang cũng hết lòng ủng hộ chị. Anh Giang luôn dành thời gian giúp vợ mở rộng sản xuất. “Tôi là người Chũ nên tôi hiểu tấm lòng mà vợ tôi dành cho quê hương của chồng. Bán được nhiều giấm là góp phần tiêu thụ vải cho bà con, nên vợ chồng tôi càng quyết tâm từng bước cải tiến nhà xưởng rồi cách làm giấm vải” - anh Giang không giấu niềm tự hào về vợ mình.Công việc kinh doanh bận rộn là vậy, nhưng chị Nga vẫn thu xếp thời gian lên lớp “gõ đầu trẻ”. Chị tâm sự rằng, đó là cái nghề chị gắn bó suốt 21 năm qua. Được góp phần truyền thụ kiến thức cho trẻ em nơi đây, được giúp bà con tiêu thụ vải là điều chị luôn luôn mong mỏi và cống hiến hết mình. Ngày ngày chị Nga vẫn lên lớp dạy học. Mùa vải chín rơi vào dịp hè, chị cùng các giáo viên trong trường cùng tập trung mua vải cho bà con rồi chuyển về xưởng sản xuất. Sau mỗi năm qua đi, rất nhiều người ở các nơi, trong đó có các doanh nhân, doanh nghiệp… muốn liên kết cùng chị Ngân mở rộng sản xuất. Chị Nga cũng mạnh dạn đưa sản phẩm của mình lên mạng để quảng cáo. Bà con người Việt sống ở nước ngoài đọc được và họ đã liên hệ với chị Ngân. Họ tìm cách đưa sản phẩm giấm Việt sang Anh, sang Mỹ, Nhật… Giấm vải Lục Ngạn được người tiêu dùng nước ngoài đánh giá cao.Niềm vui nối tiếp niềm vui, từ việc chỉ sản xuất với quy mô nhỏ, giờ xưởng sản xuất giấm vải của chị Nga đã được mở rộng gấp cả trăm lần so với trước đây. Đến nay, mỗi tháng chị sản xuất được gần 15.000 lít giấm vải. “Tôi vẫn chưa muốn dừng lại ở quy mô nhỏ này. Sau mỗi mẻ ủ giấm, tôi đều cố gắng tìm ra cách làm sao để sản phẩm này được ngon hơn, sạch hơn. Giấm cũng như rượu càng để lâu càng ngon, giờ tôi đang tìm nơi đặt nhà máy để có thể để men giấm được lâu hơn” - chị Nga vui mừng cho biết.Hiện tại, chị Nga vẫn chưa có lợi nhuận từ việc sản xuất giấm. Giá bán giấm vải mới chỉ đủ bù cho chi phí. Dù chưa có lãi, nhưng vợ chồng chị Ngân đang lên kế hoạch mở rộng xưởng sản xuất. Theo chị Ngân, các đối tác có phản hồi rất tốt về sản phẩm giấm vải. Họ mong muốn chị mở rộng quy mô lớn hơn nữa.Vợ chồng chị Nga đang tìm địa điểm rộng khoảng vài ha để đặt nhà máy vì xưởng sản xuất hiện thời chỉ có 500m2 là quá nhỏ. Không dừng lại ở sản phẩm giấm vải, vợ chồng chị còn làm thử rượu vải và nước ép vải. Một công ty ở Bình Thuận đã đồng ý liên kết với vợ chồng chị Ngân để làm nước ép vải xuất khẩu. Kế hoạch này đang diễn ra suôn sẻ. “Dự kiến khi nhà máy mới hoàn thành, mỗi năm cơ sở của tôi sẽ tiêu thụ 5.000 tấn vải cho bà con. Đây là điều tôi mong muốn nhất” - chị Nga cho biết.Hữu xạ tự nhiên hươngĐể tiêu thụ được sản phẩm, chị Nga đã thành lập trang web giới thiệu sản phẩm. Qua kênh phân phối thông minh này, nhiều khách hàng đã biết đến chị. Năm 2015, chị Nga liên tục đón nhận tin vui, các siêu thị lớn như V+, hệ thống phân phối Vinmax và cả một số đối tác trong TP.Hồ Chí Minh mong muốn hợp tác với chị.Khách hàng tìm đến, họ rất hài lòng về chất lượng sản phẩm. Hiện chị Nga đang hoàn thiện các thủ tục và nâng cao chất lượng sản phẩm để đưa hàng vào siêu thị. Không chỉ khách hàng trong nước tìm đến, các nhà kinh doanh nước ngoài cũng lên kế hoạch hợp tác để bán giấm vải Kim Nga. Chị Nga kể, vừa rồi đoàn chuyên gia về công nghệ lên men của Trường Đại học AgroSup Dijon (Pháp - liên kết đào tạo sinh viên Trường Đại học Bách khoa về công nghệ lên men) đến tận xưởng xem quy trình sản xuất giấm vải. Họ rất thán phục về cách làm của chị. Họ nếm thử giấm vải và nhận xét vị giấm vải rất độc đáo. Tận mắt chứng kiến sự sáng tạo của người con gái Kinh Bắc, vị trưởng đoàn của Trường AgroSup Dijon đã khen ngợi chị là “người phụ nữ thần đồng”.


Monday, May 23, 2016

Kỹ thuật trồng vải thiều Lục ngạn

Cây vải có nguồn gốc ở các vùng có lượng mưa hàng năm là 1.250 – 1.700 mm, độ ẩm không khí là 75 – 85% nên nó chịu được độ ẩm không khí cao ở thời kỳ sinh trưởng thân lá. Trong những tháng mưa nhiều, bộ lá cây vẫn xanh tốt. Vải kém chịu úng hơn các cây khác như ổi, táo ta, nhãn nhưng có khả năng chịu hạn tốt hơn. Tháng 11 – 12, cây vải cần thời tiết khô và rét để phân hoá mầm hoa.

vai thieu say kho
kỹ thuật chắm sóc vải thiều.
Nhiệt độ là nhân tố chủ yếu tác động đến sinh trưởng dinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực của cây vải. Cây vải sinh trưởng tốt ở những vùng có nhiệt độ bình quân năm từ 21 – 250C. Giống chín muộn ở 00C và giống chín sớm ở 40C thì ngừng sinh trưởng dinh dưỡng. Khi nhiệt độ từ 8 – 100C thì khôi phục sinh trưởng, 10 – 120C sinh trưởng chậm, 210C trở lên sinh trưởng tốt, 23 – 260C sinh trưởng mạnh nhất.
Thể nguyên thuỷ của hoa vải là mầm hỗn hợp, có hoa, có lá. Nhiệt độ cao ức chế sự hình thành các cơ quan hoa mà thiên về sinh trưởng dinh dưỡng, thúc đẩy sự phát triển của lá. Trái lại, nhiệt độ thấp thúc đẩy sự phân hoá cành hoa nhỏ và cơ quan hoa, ức chế sự phát dục thể nguyên thuỷ của lá, thiên hướng về sinh thực.
Quá trình phân hoá mầm hoa vải liên quan chặt chẽ tới nhiệt độ, nhiệt độ từ 0 – 100C thuận lợi cho chùm hoa phân nhánh và phân hoá mầm hoa. Ở 11 – 140C cành hoa và lá đều có thể phát triển thành các chùm hoa có giá trị kinh tế, ở 18 – 190C trở xuống vẫn có thể hình thành chùm hoa nhỏ, nhiều lá nhưng không có giá trị về kinh tế.
Nhiệt độ còn ảnh hưởng tới tỷ lệ đực cái của hoa vải. Quan hệ giữa nhiệt độ bình quân ngày của tháng 1 – 2 và tỷ lệ phần trăm hoa cái trong năm có mối tương quan nghịch, R = – 0,86 có nghĩa là nhiệt độ càng thấp thì tỷ lệ hoa cái càng cao.
Ngoài ra, nhiệt độ còn ảnh hưởng tới thời kỳ nở hoa và sự phát triển của quả. Nhiệt độ bình quân hữu hiệu càng cao thì quả sinh trưởng phát triển càng nhanh, ngược lại, nhiệt độ thấp thì sinh trưởng của quả càng chậm. Nhiệt độ là một trong những nhân tố khí hậu chính không điều khiển được, nó quyết định diện tích trồng trọt và ảnh hưởng rõ rệt đến năng suất cây trồng.
Những tháng mùa hè và mùa thu là thời gian cây vải sinh trưởng mạnh yêu cầu lượng nước lớn. Những tháng mùa đông, mưa nhiều, vải dễ phát lộc đông, không thuận lợi cho phân hoá mầm hoa. trong giai đoạn phân hoá mầm hoa, đủ nước thì tổng số hoa/chùm và số hoa đực/chùm giảm nhưng số hoa cái không bị ảnh hưởng nhiều nên tỷ lệ hoa cái tăng. Mưa nhiều trong thời gian hoa đang nở dẫn đến làm thối hoa, tỷ lệ đậu quả rất thấp có thể dẫn đến mất mùa.
Cây vải có nguồn gốc ở các vùng có lượng mưa hàng năm là 1.250 – 1.700 mm, độ ẩm không khí là 75 – 85% nên nó chịu được độ ẩm không khí cao ở thời kỳ sinh trưởng thân lá. Trong những tháng mưa nhiều, bộ lá cây vẫn xanh tốt. Vải kém chịu úng hơn các cây khác như ổi, táo ta, nhãn nhưng có khả năng chịu hạn tốt hơn. Tháng 11 – 12, cây vải cần thời tiết khô và rét để phân hoá mầm hoa
Cây vải cần ánh sáng chiếu quanh năm đặc biệt là thời kỳ hình thành, phân hoá mầm hoa, hoa nở và quả phát triển. Tổng số giờ chiếu sáng/năm từ 1.800 giờ trở lên là khá thích hợp đối với cây vải. Ánh sáng đầy đủ giúp cho quá trình quang hợp và đồng hoá các chất xảy ra được thuận lợi tăng tích luỹ chất dinh dưỡng, khả năng sinh trưởng và phân hoá mầm hoa cũng như ra hoa đậu quả tốt, số giờ chiếu sáng nhiều thì lượng hoa cái bình quân trên chùm tăng lên tương ứng.
Cây vải thích nghi trên nhiều loại đất. Các loại đất như đất đỏ, đất vàng, đất cát pha, đất phù sa, đất thịt… cây vải đều có thể sinh trưởng và kết quả tốt. Rễ vải cộng sinh với nấm rễ, ưa đất có độ chua nhẹ.
II. KỸ THUẬT TRỒNG, CHĂM SÓC CHO CÂY VẢI THIỀU THANH HÀ
1. Chuẩn bị đất và quản lý đất trồng.
Đất được lên luống để dễ thoát nước chống ngập úng. Khi cần thiết phải xử lý các nguy cơ tiềm ẩn từ đất (dư lượng kim loại nặng, nitrate, xói mòn, ngập úng… ảnh hưởng đến cây trồng và sức khỏe người tiêu dùng), tổ chức và cá nhân SX phải được sự tư vấn của nhà chuyên môn và phải ghi chép, lưu trong hồ sơ các biện pháp xử lý.
Trong vùng sản xuất vải thiều Thanh Hà hạn chế chăn thả vật nuôi gây ô nhiễm nguồn đất, nước. Nếu bắt buộc phải chăn nuôi thì phải có chuồng trại và có biện pháp xử lý chất thải đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường và sản phẩm sau thu hoạch.
Tuỳ thuộc vào giống, độ màu mỡ của đất đai, điều kiện khí hậu cũng như khả năng thâm canh, mức độ đầu tư mà xác định mật độ trồng và khoảng cách trồng vải thiều Thanh Hà hợp lý. Khoảng cách trồng vải thích hợp là 7m x 7m hoặc 8m x 8m (mật độ 205 cây và 156 cây/ha). Trong điều kiện thâm canh cao, có thể trồng với khoảng cách 3m x 4m hay 4m x 6m (mật độ 832 cây và 416 cây/ha) hoặc trồng với mật độ trên nhưng đến khi giao tán cách 1 cây chặt bỏ 1 cây còn lại khoảng cách 4m x 6m hay 6m x 8m (mật độ 416 cây và 208 cây/ha) để khai thác tiềm năng cho sản lượng cao trong những năm đầu của chu kỳ kinh doanh do mật độ cao mang lại.
a. Giống vải thiều Thanh Hà:
- Nguồn gốc: Xã Thanh Sơn – Huyện Thanh Hà – Tỉnh Hải Dương. Hiện ở đây vẫn còn cây vải tổ trên 180 năm, hàng năm cho năng suất ổn định 300 – 400kg, phẩm chất quả tốt.
- Đặc điểm giống: Cây sinh trưởng tốt, tán cây hình bán cầu cân đối, lá có mầu xanh đậm. Chùm hoa nhỏ, hình cầu, cuống hoa có mầu vàng xanh. Quả hình cầu, khi chín có mầu đỏ tươi, gai thưa, ngắn. Trọng lượng quả trung bình 20,7g (45 – 55 quả/kg), tỷ lệ phần ăn được trung bình 75,0%, độ Brix 18 – 21%, thịt quả chắc, vị ngọt đậm, thơm. Năng suất trung bình cây 8 – 10 tuổi 55kg/cây (8 – 10 tấn/ha). Đây là giống chín chính vụ, thời gian cho thu hoạch 5/6 – 25/6.
- Giống vải thiều Thanh Hà phải có nguồn gốc rõ ràng, cơ sở nhân giống và sản xuất giống phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép.
- Giống vải thiều Thanh Hà tự sản xuất phải có hồ sơ ghi lại đầy đủ các biện pháp xử lý cây giống, hóa chất sử dụng, thời gian, tên người xử lý và mục đích xử lý.
- Trong trường hợp giống vải thiều Thanh Hà không tự sản xuất phải có hồ sơ ghi rõ tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân và thời gian cung cấp, số lượng, chủng loại, phương pháp xử lý giống.
b. Tiêu chuẩn cây giống:
Cây giống trồng theo tiêu chuẩn ngành 10 TCN – 2001, cụ thể: cây giống nhân bằng phương pháp ghép được trồng trong túi bầu polietylen có kích thước tối thiểu: đường kính x chiều cao là 10 x 22cm. Cây giống phải có sức tiếp hợp tốt, cành ghép và gốc ghép phát triển đều nhau, phần vết ghép đã được tháo bỏ hoàn toàn dây ghép, có bộ rễ phát triển tốt, sinh trưởng khoẻ, không mang theo những loại sâu bệnh nguy hiểm, có đường kính gốc ghép cách mặt đất 2 cm là 0,8 – 1 cm, đường kính cành ghép từ 0,5 – 0,7cm, chiều dài cành ghép từ 30 – 40 cm và có từ 2 – 3 cành cấp 1 trở lên.
Cây vải thiều Thanh Hà có thể trồng được quanh năm, nhưng có 2 thời điểm trồng thích hợp nhất là vụ xuân tháng 2 – 4 và vụ thu tháng 8 – 10 dương lịch.
5. Kỹ thuật trồng:
a. Đào hố và bón phân lót
- Đào hố trồng vải phải dựa trên nguyên tắc: đất xấu đào to, đất tốt đào nhỏ. Thông thường kích thước hố: dài x rộng x sâu là: 0,8cm x 0,80m x 0,6cm, vùng đồi đất xấu cần đào hố to hơn, kích thước tương ứng là: 1m x 1m x 0,8m.
- Bón lót: cho 1 hố: 30-50 kg phân chuồng; 0,7-1,0 kg supe lân; 0,5 kg vôi bột.
- Khi đào: để lớp đất mặt một bên, lớp đất dưới một bên. Lớp đất mặt trộn với toàn bộ lượng phân bón lót và lấp lên đến miệng hố, lớp đất dưới đáy xếp thành vồng xung quanh hố.
Công việc chuẩn bị hố trồng, bón lót được tiến hành trước khi trồng 1 tháng.
b. Cách trồng
Khơi một hố nhỏ chính giữa hố đào, xé bỏ túi bầu và nhẹ nhàng đặt cây xuống hố, đặt bầu cây giống vào sao cho cổ rễ bằng hoặc thấp hơn mặt đất 2 – 3 cm, lấp đất và dùng tay nén chặt xung quanh gốc. Cắm cọc và dùng dây mềm buộc cố định cây để tránh gió lay đứt rễ.
Cần tủ gốc giữ ẩm cho cây sau khi trồng bằng rơm rạ hoặc cỏ khô rộng 0,8 – 1,0m; dày 7 – 15cm, cách gốc 5 – 10 cm.
Vào mùa nắng nên dùng rơm rạ, cỏ khô, thân cây đậu đỗ… để tủ gốc giữ ẩm cho cây. Ngoài việc giữ ẩm cho cây biện pháp này còn giúp hạn chế sự phát triển của cỏ dại.
7.1. Giai đoạn kiến thiết cơ bản 
Thời điểm bón: Hàng năm cần bón thúc cho vải 3 – 4 đợt. Đợt 1 vào tháng 2 để thúc đẩy ra cành mùa xuân; Đợt 2 vào tháng 5 để thúc đẩy ra cành mùa hè. Đợt 3 vào tháng 8 để thúc đẩy ra cành mùa thu. Đợt 4 vào vụ đông (tháng 11) bón supelân và kaliclorua tăng cường khả năng chống rét cho cây. Trong thời kỳ này cứ cách 1 năm lại bón cơ bản cho cây thêm phân hữu cơ và vôi bột vào tháng 7 và tháng 8.
Liều lượng bón: Lượng bón cho cây vải năm thứ nhất là:
+ Đạm U rê: 0,1 – 0,15 kg/ cây + Lân Supe: 0,3 – 0,5 kg/cây
+ Kalichlorua: 0,1 – 0,15 kg/cây. Chia đều cho các lần bón.
- Từ những năm sau lượng bón tăng 40 – 60% so với năm trước tuỳ thuộc vào tình hình sinh trưởng của cây.
- Lượng bón cho năm bón cơ bản (cách 1 năm bón 1 năm) vào tháng 7 – 8 là:
+ Phân chuồng: 30 – 50 kg/ cây + Vôi bột: 0,3 – 0,5 kg/cây
Phương pháp bón phân:
+ Hoà phân vô cơ với nước phân chuồng ủ kỹ để tưới cho cây cách gốc 15 – 20 cm.
+ Cuốc 3 – 4 hố sâu 5 – 7 cm xung quanh tán, bón phân rồi lấp đất.
+ Rắc xung quanh hình chiếu tán cách gốc 15 – 20cm khi trời có mưa rào hoặc tưới nước.
7.2. Giai đoạn kinh doanh: Từ năm thứ 3 trở đi
Tưới nước, làm cỏ.
- Ở thời kỳ cây đang cho quả cần cung cấp đủ nước tưới vào các thời kỳ chính là thời kỳ cây chuẩn bị ra hoa, thời kỳ quả phát triển.
- Thường xuyên làm sạch cỏ xung quanh gốc theo hình chiếu của tán cây để hạn chế cạnh tranh dinh dưỡng.
Bón phân
Liều lượng và tỷ lệ phân bón:
Tuỳ theo hiện trạng sinh trưởng của cây, sản lượng quả thu hoạch của năm trước để xác định liều lượng bón cho cây cho thích hợp. Với những cây nhiều năm tuổi (cho năng suất bình quân từ 100 kg quả tươi/năm/cây trở lên) thì có thể bón với lượng như sau: 3 kg Đạm Ure + 2 ml Neb-26 (= 2 lọ 100 ml) + 15 kg NPK (16-16-8+13S) Phú Mỹ + 10 kg Kaliclorua/sào = 360 m2
Lượng phân bón cho ở thời kỳ mang quả tính theo tuổi cây
Tuổi cây Lượng phân bón (kg/sào/năm)
Tuổi cây Lượng phân bón (kg/sào/năm)
Phân chuồng Đạm ure Neb-26 (ml) NPK (16-16-8+13S) Kaliclorua
4 – 5 30 – 50 0,5 33 2,5 1,7
6 – 7 - 0,9 60 4,5 3,0
8 – 9 - 1,2 80 6,0 4,0
10 – 11 50 – 70 1,5 100 7,5 5,0
12 – 13 - 1,8 120 9,0 6,0
14 – 15 - 2,4 160 12,0 8,0
>15 - 3,0 200 15,0 10,0
Thời kỳ và liều lượng bón: Toàn bộ lượng phân được chia làm 3 lần bón.
- Lần 1: Bón giai đoạn đậu quả (phân quả xong, quả bằng hạt mây): 20% đạm urê + 35% Neb-26 + 100% NPK(16-16-8+13S) + 40% kaliclorua.
- Lần 2: Bón thúc quả giúp quả phát triển nhanh, chống rụng quả (quả tạo cùi được 1/3 hạt): 13% đạm urê + 35% Neb-26 + 60% kaliclorua.
- Lần 3: Bón sau khi thu hoạch quả xong 15 ngày, thúc ra lộc thu (thu hoạch xong, tỉa cành, tạo tán xong): 67% đạm urê + 0,6 ml Neb-26.
(Đối với cây vải trên 15 năm tuổi bón: 3 kg Urê + 200 ml Neb-26 + 15 kg NPK (16-16-8+13S) + 10 kg kaliclorua/sào. Bón làm 3 đợt: Đợt 1 quả bằng hạt mây bón 0,6 kgUre+0,7ml Neb-26+15 kgNPK+4 kg kali/sào; Đợt 2 quả tạo cùi bón 0,4kg Ure+0,7ml Neb-26+6kg kali/sào; Đợt 3 sau thu hoạch 15 ngày bón 2 kg Ure+0,7 kg Neb-26/sào.
Cáchbón:
- Bón phân hữu cơ: đào rãnh xung quanh cây theo hình chiếu của tán với bề mặt rãnh rộng 20 – 30 cm, sâu 30 cm, rải phân, lấp đất và tưới nước giữ ẩm. Hoặc có thể đào 3 rãnh theo hình vành khăn xung quanh tán để bón, năm sau bón tiếp phần còn lại.
- Bón phân vô cơ: khi đất ẩm chỉ cần rải phân lên mặt đất theo hình chiếu của tán, sau đó tưới nước để hoà tan phân. Khi trời khô hạn cần hoà tan phân trong nước để tưới hoặc rải phân theo hình chiếu của tán, xới nhẹ đất và tưới.
Sử dụng hoá chất, chất điều tiết sinh trưởng
- Tăng khả năng đậu quả:
+ Trước khi ra hoa: dùng Atonic hoặc kích thích tố thiên nông (theo chỉ dẫn trên bao bì) phun cho giò hoa 2 lần, lần 1 khi giò hoa mới nhú. Lần 2 trước khi hoa nở 1 tuần, có thể kết hợp với phun thuốc sâu hoặc thuốc bệnh.
+ Sau khi đậu quả: quả non có kích thước bằng hạt đậu xanh (đường kính 3- 4 mm), phun Atonic hoặc kích phát tố thiên nông một lần với nồng độ bằng 1/2 so với chỉ dẫn. Có thể phun phân Đạm ure nồng độ 0,1 – 0,2% vào thời kỳ quả non để hạn chế rụng quả.
- Khống chế lộc đông: cuối tháng 12 đầu tháng 1, phun 1 lần dung dịch Ethrel 1.000 – 1500ppm để loại bỏ bớt lộc đông này. Với những cây đã có lộc đông, phun ướt hết phần non ở ngọn cành.
Sử dụng các biện pháp cơ giới (áp dụng cho những năm thời tiết bất thuận)
- Khoanh vỏ: vào cuối tháng 11, đầu tháng 12, khi lộc thu đã thành thục, chọn những cây sinh trưởng khoẻ, lá xanh đen (dễ hình thành lộc đông) tiến hành khoanh vỏ. Khoanh toàn bộ số cành có đường kính từ 5 cm trở lên. Dùng dao sắc khoanh bỏ hết lớp vỏ đến phần gỗ với chiều rộng vết khoanh 0,4 – 0,5 cm, theo hình xoắn ốc 1,5 – 2 vòng, xử lý thuốc trừ nấm bệnh cho vết khoanh.
- Cuốc sâu làm đứt rễ: cuối tháng 11, đầu tháng 12, khi lộc thu đã thành thục, chọn những cây có tình trạng sinh trưởng khoẻ (dễ hình thành lộc đông) tiến hành cuốc đứt rễ bằng cách đào rãnh sâu 30 – 40 cm phía ngoài mép tán, cắt đứt một số rễ và để phơi nắng tự nhiên 30 – 40 ngày, khi lá chuyển màu thì lấp đất màu và phân hữu cơ hoai mục, tưới nước cho cây sinh trưởng trở lại.
- Những năm có mưa vào tháng 11,12, đất ẩm thì sau mưa xới nông 5 – 7 cm trên bề mặt tán làm đất thông thoáng, thoát ẩm nhanh hạn chế lộc đông, thúc đẩy quá trình phân hoá mầm hoa.
9. Tỉa cành và tạo tán: Mục đích của tỉa cành và tạo tán là tạo cho cây có bộ khung cơ bản, thông thoáng giúp cây sinh trưởng mạnh, cho năng suất cao và ổn định, đồng thời kéo dài giai đoạn kinh doanh. Tỉa cành để tạo bộ tán đẹp cho cây, hạn chế sâu bệnh và cành không hiệu quả.
- Kỹ thuật cắt tỉa:
* Cắt tỉa tạo hình cho vườn cây kiến thiết cơ bản:
Tạo cành cấp 1:
Khi cây con đạt chiều cao 45 – 50 cm, cần bấm ngọn để tạo cành cấp 1. Chỉ để lại 3 – 4 cành cấp 1 phân bố tương đối đều về các hướng. Các cành cấp 1 này thường chọn cành khoẻ, ít cong queo, cách nhau 7 – 10cm trên thân chính và tạo với thân chính một góc xấp xỉ 450 – 600 để khung tán đều và thoáng.
Tạo cành cấp 2:
Khi cành cấp 1 dài 25 – 30 cm, ta bấm ngọn để tạo cành cấp 2. Thông thường trên cành cấp 1 chỉ giữ lại 3 cành cấp 2 phân bố hợp lý về góc độ và hướng.
Tạo cành cấp 3:
Cành cấp 3 là những cành tạo quả và mang quả cho những năm sau. Các cành này phải khống chế để chúng không giao nhau và sắp xếp theo các hướng khác nhau để cây quang hợp được tốt.
* Cắt tỉa hàng năm cho vườn vải thiều kinh doanh:
- Cắt tỉa vụ xuân: được tiến hành vào giữa tháng 2 đến giữa tháng 3; cắt bỏ những cành xuân chất lượng kém, cành mang sâu bệnh và những cành mọc lộn xộn trong tán, những chùm hoa nhỏ, thưa, mọc sâu trong tán, chùm hoa bị sâu bệnh. Với cây khoẻ mạnh, chăm sóc tốt thì có thể tỉa bỏ 20 – 30% số chùm hoa, những cây yếu cần tỉa bỏ nhiều hơn.
- Cắt tỉa vụ hè: được tiến hành giữa tháng 5 đến đầu tháng 6; cắt bỏ những cành hè mọc nhỏ, yếu, mọc quá xít nhau, chỉ để lại 1 – 2 cành khoẻ trên cành mẹ. Đồng thời với việc tỉa cành là cắt bỏ những chùm chùm quả nhỏ, sâu bệnh.
-Cắt tỉa vụ thu: được tiến hành sau khi thu quả vào cuối tháng 6 đến đầu tháng 7; tỉa bỏ các cành khô, cành sâu bệnh và các cành hè mọc quá dài. Khi lộc thu hình thành mọc dài khoảng 10 cm, tỉa bỏ những mầm yếu, mọc không hợp lý và chọn để lại 1 – 2 cành thu trên mỗi cành mẹ.
III. PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH, CỎ DẠI CHO CÂY VẢI THIỀU THANH HÀ
1. Bọ xít nâu (Tessaratoma papillosa Drury):
- Đặc điểm gây hại: trưởng thành qua đông vào tháng 12, 1 sau đó đẻ trứng vào tháng 2, 3, 4, trứng nở, bọ xít non gây hại các đợt lộc, hoa và quả non.
- Phòng trừ:
+ Vụ đông, rung cây vào buổi sáng sớm khi lá còn ướt sương cho bọ xít rơi xuống, tập trung lại và đốt.
+ Ngắt các lá có ổ trứng ở mặt dưới đem tiêu huỷ
+ Phun thuốc diệt bọ xít non bằng Supergun 600 EC
2. Sâu đục đầu quả (Conopomopha sinensis Bradley):
- Đặc điểm gây hại: Trưởng thành đẻ trứng trên lộc non và cuống quả khi quả đang phát triển, sâu non nở ra đục qua lớp biểu bì ăn sâu vào hạt tập trung gần cuống quả làm rụng quả, tạo điều kiện cho nấm, vi khuẩn xâm nhập gây thối quả. Sâu đục đầu quả gây hại từ tháng 3 – 6.
- Phòng trừ: + Quét dọn cành lá khô, quả rụng làm giảm nguồn sâu
+ Khống chế lộc đông.
+ Phun thuốc phòng trừ vào các đợt cuối các tháng 3, 4, 5 và trước thu hoạch 15 – 20 ngày bằng Kampon 600 WP để phòng trừ.
3. Rệp hại hoa, quả non (Ceroplastes ceriferus Anderson):
- Đặc điểm gây hại: Rệp xuất hiện từ khi giò hoa vươn dài đến khi quả non ổn định, mật độ rệp có thể lên rất cao (hàng 100 con/1 chùm hoa) gây cháy đọt, thui hoa, quả.
- Phòng trừ: Sử dụng các loại thuốc ít ảnh hưởng đến hoa, quả non như Motsuper 36 WG phun kép 2 lần, lần 1: khi rệp xuất hiện, lần 2: sau 5 – 7 ngày vào lúc chiều mát.
4. Sâu đục thân cành (Apriona germani Hope):
- Đặc điểm gây hại: Con trưởng thành đẻ trứng vào các kẽ nứt trên gốc cây, thân và cành chính. Sâu non nở ra đục vào phần gỗ tạo ra các lỗ đục, trên vết đục xuất hiện lớp phân mùn cưa đùn ra.
- Phòng trừ:
+ Phát hiện sớm vết đục, dùng dây thép nhỏ luồn vào lỗ đục để bắt sâu non
+ Sau thu hoạch quét vôi vào gốc cây để diệt trứng
+ Phun các loại thuốc xông hơi như Supergun 600 EC sau sau đó dùng đất dẻo bít miệng lỗ lại để diệt sâu.
5.Ngài chích hút (Lagoptera dotata Fabricius):
- Đặc điểm gây hại: Chích hút dịch quả, gây vết thương cơ giới cho nấm, vi khuẩn xâm nhập làm thối quả.
- Phòng trừ: + Xông khói xua đuổi
+ Bẫy ngài bằng lồng lưới
+ Bẫy bằng bả hoá học: Naled 5% + Metyl Eugenol 95% + dịch nước cam, dứa, chuối, mía, mít.
(100m2/1 bả).
6. Nhện lông nhung hại vải (Eriophyes litchii Keifer):
Đặc điểm gây hại: Nhện lông nhung phát sinh quanh năm, gây hại chủ yếu trên các đợt lộc, nặng nhất vào vụ xuân. Sâu non nở ra chích hút biểu bì mô mặt dưới lá hút nhựa, kích thích mô lá làm cho lá dị dạng có mầu nâu đỏ như nhung, mặt trên lá xoăn, phồng rộp phát triển không bình thường, làm cho lá quang hợp kém, dễ rụng.
- Phòng trừ: + Thu gom các lá rụng và cắt bỏ các cành bị hại nặng đem đốt. Sau thu quả và vụ đông cắt tỉa cho cây thông thoáng, làm vệ sinh vườn để giảm bớt điều kiện hoạt động của nhện.
+ Sử dụng thuốc: Oman 2 EC có tác dụng diệt nhện trưởng thành tốt. Phun cho mỗi đợt lộc 2 lần: lần 1 nhú lộc, lần 2 lộc ra rộ.
7.Câu cấu hại vải (Xanthochellus sp):
- Đặc điểm gây hại: Sâu non và trưởng thành cắn cành non, ăn khuyết lá khi cây xuất hiện những đợt lộc làm ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây non.
- Phòng trừ: Sử dụng các loại thuốc Sherpa 0,1%; Sumicidin 0,1%, supraside 0,15% phun vào lúc chiều mát hoặc sáng sớm.
B. Phòng trừ bệnh hại vải thiều:
1.Bệnh mốc sương (Pseudoreronospora sp):
- Đặc điểm gây hại: Bệnh gây hại trên chùm hoa, lá đặc biệt là quả sắp chín và chín làm chùm hoa biến mầu đen, quả thối và rụng..
- Phòng trừ: + Sau thu hoạch cắt tỉa cành khô, cành bệnh, tiêu hủy để hạn chế nguồn bệnh. Phun phòng bằng Boocdo (1%), Oxiclorua Đồng (0,3%). Khi thấy xuất hiện bệnh trên hoa quả, dùng Upple 400 SC hoặc AthuocTOP 480 SC để phòng trừ.
2.Bệnh sém mép lá (Gloeosporium sp):
- Đặc điểm gây hại: Bệnh do nấm gây ra làm cho các mô lá bị tổn thương tạo thành các vết khô ở đầu và mép lá. Bệnh phát sinh vào tháng mùa mưa 7, 8, 9, gây hại nặng vào tháng 2, 3, 4.
- Phòng trừ: + Cắt bỏ những cành lá bị bệnh đem đốt tránh lây lan nguồn bệnh.
+ Phun thuốc đặc trị Ychatot 900 SP hoặc Marthian 90 SP
3.Bệnh thán thư (Colletotrichum gloeosporioides Penz.)
- Đặc điểm gây hại: Bệnh do nấm gây ra tạo thành các vết khô ở đầu và mép lá và các đốm trên mặt lá, ranh giới giữa mô khoẻ và mô bệnh phân biệt rõ rệt.
- Phòng trừ: + Sau thu hoạch cắt tỉa cành khô, cành bệnh, gom lại và tiêu hủy.
+ Phun phòng thuốc vào vụ thu đông bằng Haohao 600 WDG
C. Phòng trừ cỏ dại hại vải thiều.
Cỏ dại cạnh tranh dinh dưỡng với cây vải thiều và là nơi trú ẩn của sâu bệnh. Trước mỗi đợt bón phân cần làm sạch cỏ xung quanh gốc. Phải dọn dẹp, làm sạch cỏ trong vườn, hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc trừ cỏ nhằm hạn chế khả năng ô nhiễm đất do thuốc. Nếu dùng chỉ được phép dùng các loại thuốc nằm trong danh mục cho phép của Bộ Nông nghiệp & PTNT, nếu sử dụng thuốc diệt cỏ để xử lý cỏ dại trong vườn thì phải ghi chép và lưu giữ trong hồ sơ của hộ gia đình, HTX… ngày phun, loại thuốc Conforn 480 SL và liều lượng đã sử dụng.
IV. THU HOẠCH VÀ XỬ LÝ SAU THU HOẠCH VẢI THIỀU.
- Chấm dứt phun xịt thuốc bảo vệ thực vật và chất kích thích sinh trưởng trước khi thu hoạch vải thiều 10 – 15 ngày
- Nên thu hoạch khi quả vải thiều đạt độ chín sinh lý để quả vải thiều có chất lượng ngon nhất và bảo quản lâu hơn. Thời điểm thu hoạch vải thiều tốt nhất là vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát. Tránh ánh nắng gay gắt chiếu trực tiếp vào trái làm tăng nhiệt độ trong quả, gây mất nước ảnh hưởng đến chất lượng và thời gian bảo quản.
- Dụng cụ thu hoạch quả vải thiều như kéo cắt cành phải sắc, bén. Chùm quả sau khi cắt được đựng trong giỏ, sọt, để trong mát, phân loại sơ bộ và vận chuyển ngay về nhà đóng gói càng sớm càng tốt. Các dụng cụ như dao, kéo, giỏ, sọt… được dùng trong thu hoạch vải thiều nhiều lần phải được chùi rửa, vệ sinh, sát trùng, bảo quản cẩn thận.
- Sản phẩm vải thiều sau thu hoạch không được để tiếp xúc trực tiếp với đất, hạn chế để qua đêm.
- Không chất quả vải thiều quá đầy giỏ, sọt khi vận chuyển, giỏ, sọt phải được bao lót kỹ, che phủ bằng giấy hoặc lá để tránh ánh nắng chiếu trực tiếp vào quả và tổn thương quả do va chạm trong khi vận chuyển.