vai thieu say kho

http://vaithieukho.blogspot.com/2015/11/cay-vai-thieu-que-toi.html

Wikipedia

Search results

vải thiều sấy khô

vải thiều sấy khô cung cấp những thông tin mới nhất nóng bỏng nhất về đặc sản vải thiều bắc giang

vải thiều sấy khô

vải thiều sấy khô
vải thiều sấy khô
Powered By Blogger

DC : phượng sơn - lục ngạn - bắc giang :0972405082

Wednesday, October 28, 2015

Kỹ thuật làm tương trong gia đình tại bắc giang


Ai đã từng một lần được đến (bắc giang), (Hà Tây) ,hưng yên đều không thể bỏ qua được cơ hội thưởng thức một đặc sản nổi tiếng đó là tương. Sản phẩm này do chính tay những người nông dân nơi đây làm ra. Tuy mỗi vùng sản xuất tương họ có những bí quyết riêng để làm ra hương vị đặc trưng của tương vùng đó, nhưng qui trình cơ bản thì vẫn theo một qui trình rất chặt chẽ.

Kỹ thuật làm tương: 
+ Chuẩn bị nước đậu: Nước đậu được chuẩn bị theo quy trình sau:
 
Đậu nành - làm sạch (vo, ngâm, để ráo) - rang chín già - nghiền - ngâm nước đậu - chắt - nước đậu - dịch bột đậu.
 
Giải thích quy trình: Đậu nành được vo sạch, ngâm 10-15 phút rồi để ráo, sau đó đem rang ở nhiệt độ 170-200oC trong 45-60 phút rồi đổ rải ra, để nguội và xay nghiền mịn. Bột nghiền được trộn nước theo tỷ lệ 1 đậu: 5 nước, đun sôi 45-60 phút rồi cho vào chum, vại ngâm với 10% nước đậu lần trước (đã lên men) và ngâm 6-7 ngày, sau đó chắt ra ta được dịch bột đậu và nước đậu.
 
+ Chuẩn bị mốc ủ mật: Mốc ủ mật được sản xuất theo qui trình: Gạo nếp - ngâm - hấp chín - làm nguội và nuôi mốc - u mốc - ướp muối - lên men phụ - bao gói - mốc mật.
 
Giải thích quy trình: 
Gạo nếp đãi sạch được ngâm 10-15 phút rồi hấp chín, sau đó làm nguội và nuôi mốc (nhiều địa phương mốc này được nuôi tự nhiên qua các bào tử trong không khí) chúng ta có thể liên hệ với các cơ quan nghiên cứu để lấy giống mốc trung gian A.oryzea lượng mốc cho vào là 0,5-1%, sau đó là thời gian ủ mốc khoảng 2-3 ngày rồi sau đó ướp muối với lượng muối là 6% đánh đều và để lên men phụ 5-7 ngày và đóng bao rồi bảo quản ta được mốc mật.
 
Quy trình sản xuất tương
 
Bắp mảnh hoặc gạo nếp - ngâm - hấp chín - nuôi mốc - mốc trung gian - nước - ủ mốc - ủ tương - nước đậu - để ngấm - tương mốc mật.
 
Giải thích: Nguyên liệu được rửa sạch, ngâm trong vòng 40-50 phút sau đó hấp chín.
 
+ Nuôi mốc: Lượng mốc trung gian cho vào là 0,5-0,1% so với nguyên liệu, nhiệt độ nuôi là 28-32oC thời gian nuôi 48-60 giờ sau đó đưa đi ủ mốc.
 
- Lượng nước cho vào giai đoạn ủ mốc là: Đối với nguyên liệu gạo 15% (Nước có pha muối ăn 2%). Đối với nguyên liệu bắp 10%. Lượng mốc ủ mật cho vào là nguyên liệu gạo 30%, nguyên liệu bắp 20%.
 
Thời gian ủ: 
Đối với gạo nếp: 2 ngày.
 
Đối với bắp mảnh: 4 ngày.
 
ủ tương đem trộn đều nước đậu và mốc đã được ủ rồi xay nhỏ hoặc qua máy nghiền rồi cho vào chum vại để chín thời gian để 15-20 ngày ở nhiệt độ 30-35oC chúng ta được tương sản phẩm.


>> Kỹ Thuật Sấy Vải Khô 
>>Những Lợi Ích Của Vải

Tuesday, October 27, 2015

Bánh đa Kế - đặc sản Bắc Giang

Bánh đa Kế - đặc sản Bắc Giang

Bánh đa Kế là một món ăn bình dị, dân dã, chứa đựng trong đó bao hương vị, đậm đà quê chất Bắc Giang. Những chiếc bánh đa với hình yên ngựa vàng bóng, vị bùi, thơm mùi lạc, vừng, khoai lang... đã trở thành món quà không thể thiếu đối với du khách.



                                                       Vừa bán bánh, vừa làm  bánh...


Những đôi bàn tay khéo léo đã làm nên một món bánh khiến ai ăn cũng phải nhớ mãi.


Giữa trưa hè oi bức, làm xong một cái bánh là bao nhiêu nhọc nhằn vất vả.


Sạp bán bánh đa  bán ven  bên đường phố Kế - thành phố Bắc Giang.

Bánh đa Kế loại ngon có giá từ 25.000 đồng đến 45.000 đồng một chiếc.



Hương vị thơm ngọt của gạo, béo bùi đậm đà của lạc, vừng là cảm nhận đầu tiên mà thực khách nhận thấy khi thưởng thức món bánh đa Kế. Cùng với đó, khi thưởng thức những âm thanh giòn tan vui tai vang lên khi nhai cũng làm cho món quà này trở nên hấp dẫn hơn. Dưới bàn tay khéo léo, tài hoa của người dân làng nghề những sản phẩm bình dị của người nông dân trở thành món quà quê vô cùng độc đáo và hấp dẫn.
Bánh đa Kế có từ lâu đời, là một sản phẩm truyền thống chứa đựng sự công phu, khéo léo và tinh tế của người dân. Nguyên liệu chính để làm ra sản phẩm bánh đa Kế là gạo tẻ loại ngon, ngoài ra còn có các loại phụ gia khác như vừng, lạc, khoai lang.

Bánh đa Kế có 2 loại: Vừng đen và vừng vàng, hương vị thơm ngon khi được nướng chín trên than hồng (than hoa). Để có một sản phẩm bánh đa Kế, cần phải trải qua rất nhiều công đoạn công phu, tỉ mỉ như: Lựa chọn và chế biến nguyên liệu; kỹ thuật tráng bánh; phơi bánh và quạt qua than hoa làm chín bánh – Chính điều đó đã làm nên hương vị thơm bùi, giòn tan, lắng đọng của món quà quê dân dã này.








Monday, October 26, 2015

Ăn quả vải, nên gom hạt để dùng làm thuốc

Lâu nay, báo chí và sách phổ biến kiến thức, đã giới thiệu khá nhiều về tác dụng bổ dưỡng và chữa bệnh của cùi vải, nhưng ít thấy đề cập đến tác dụng của hạt vải.
Trên thực tế, hạt vải cũng là một vị thuốc, đã được sử dụng trong dân gian và Đông y từ lâu đời. Sau khi ăn vải, dùng cùi vải chế biến thực phẩm, người xưa đã biết gom hạt lại, rửa sạch, thái mỏng, phơi hay sấy khô, để dùng làm thuốc.
Hạt vải có thể dùng sống (chỉ phơi hoặc sấy khô) hoặc bào chế theo những cách khác nhau, tùy thuộc dùng để chữa bệnh gì.
Như khi chữa tinh hoàn sưng đau, âm nang sưng đỏ, phụ nữ khí trệ huyết ứ, đau bụng trước khi hành kinh hoặc sản hậu đau bụng, can khí uất trệ, đau dạ dày, thì thường dùng sống. Còn khi chữa sán thống (thoát vị đau nhức) do hàn ngưng khí trệ ở kinh quyết âm, thường đem tẩm muối rồi nướng lên (diên chích), ...
Trong Đông y, vị thuốc hạt vải có tên "lệ chi hạch", còn có một số tên khác nữa như "lệ nhân", "đại lệ hạch", "sao lệ hạch", "lệ chi", ...
Trong  Đông dược, hạt vải được xếp vào loại thuốc "lý khí" (chữa trị các chứng bệnh liên quan đến chức năng của "khí"), cùng với một số vị thuốc quen thuộc khác như "hương phụ" (củ gấu), "trần bì" (vỏ quít), "thanh bì", "chỉ thực", "mộc hương", "ô dược", ...
Theo Đông y: Lệ chi hạch (hạt vải) có vị cam sáp (ngọt chát) tính ôn (ấm), vô độc (không độc); vào các kinh Can, Vị và Thận. Có tác dụng hành khí tán kết, tán hàn chỉ thống. Chủ yếu dùng chữa "sán khí thống" (thoát vị, đau) do hàn ngưng khí trệ, tinh hoàn sưng đau, đau dạ dày co Can vị bất hòa, thống kinh và sản hậu đau bụng do Can uất khí trệ huyết ứ.
Kết hợp Đông Tây y: Dùng trong các trường hợp viêm gan mạn tính thể "Can uất khí trệ" hoặc "Can vị bất hòa"; viêm phần phụ mạn tính, u nang buồng trứng, u xơ tử cung, tăng sinh tuyến vú, hành kinh đau bụng thể "Can khí uất trệ".
Kết quả nghiên cứu hiện đại cho thấy: Hạt vải có tác dụng cải thiện chuyển hóa đường, phòng trị đái tháo đường và phòng ngừa biến chứng thận ở những người tiểu đường type 2; còn có tác dụng kháng khuẩn và ức chế nhất định đối với sự phát triển của virus viêm gan B.
Như vậy, ngoài tác dụng chữa các bệnh liên quan đến chức năng của "khí" theo kinh nghiệm Đông y truyền thống, hạt vải còn có thể sử dụng để phòng ngừa và chữa trị một số bệnh thường gặp trong xã hội hiện đại.
Một số bài thuốc có sử dụng hạt vải:
    (1) Phòng trị tiểu đường type 2: Hạt vải sấy khô, tán mịn; ngày uống 3 lần, trước bữa ăn nửa tiếng; mỗi lần uống 10g.
    Theo "Liêu Ninh trung y tạp chí": Đã tiến hành thử nghiệm dùng hạt vải theo cách trên trị liệu tiểu đường type 2, ở những bệnh nhân tuổi trên 40, kết quả rất khả quan; trong quá trình điều trị không thấy phát sinh tác dụng phụ.
    (2) Đau dạ dày mạn tính: Hạt vải sấy khô, tán mịn, cất vào lọ nút kín để dùng dần; ngày uống 3 lần, mỗi lần 6g; chiêu bằng rượu trắng pha loãng hoặc nước ấm.
    (3) Phòng sỏi mật (thường ngày nên uống "Quất hạch lệ hạch ẩm"): Dùng hạt quít 20g, hạt vải 20g, trần bì 10g, hồng táo 2 trái, nước 3 bát; đun sôi, uống thay trà trong ngày.
    (4) Chữa tinh hoàn sưng đau:
    - Hạt vải đốt thành than nghiền với rượu cho uống; mỗi ngày 4 đến 6g;
    - Hoặc dùng 49 hạt vải (thái mỏng, sấy khô, tán nhỏ), trần bì 36g (sấy khô tán nhỏ), lưu hoàng 16g; tất cả 3 vị tán nhỏ, dùng nước cơm thêm ít muối làm thành viên bằng hạt đậu xanh; lúc nào đau uống 9 viên thuốc này, dùng rượu mà chiên thuốc
    - Hoặc dùng hạt vải, trần bì, hồi hương - 3 vị bằng nhau; tán nhỏ, mỗi lần uống 4-6g, dùng rượu chiên thuốc.
    (5) Phụ nữ thống kinh, sản hậu đau bụng: Lệ chi hạch 15g (thiêu tồn tính), hương phụ 30g; 2 thứ nghiền mịn, trộn đều; ngày uống 3 lần, mỗi lần uống 6g, chiêu bằng nước muối nhạt hoặc nước đun sôi.
>>  Cách Ngâm Rượu Vải  Tại Bắc Giang
>>Thuốc Từ Vải Thiều 

công dụng không ngờ của vải

Vải chỉ đến theo mùa, cho nên không thể có quanh năm cho chúng ta. Chính vì thế, hãy tận dụng thời gian trong mùa vải để có thể thưởng thức loại quả này cũng như tận dụng được những lợi ích của vải đối với sức khoẻ của chúng ta.
   


Vải giúp cải thiện làn da 

Mùa hè mà ăn nhiều vải cùng nức là vải  nóng. Vi có hàm lượng đường cao cho nên khi bn ăn quá nhiu s sinh ra mụn nhot. Tuy nhiên, vi mt lượng va phi, vi giúp chúng ta gim s phát trin ca mn trng cá trên din rng. Mt s cht có trong vi giúp đem li cho bn mt làn da sáng và kho mnh.
Vi giúp phòng bnh tim mch
Vi được các nhà khoa hc xếp th hai trong danh mc nhng loi trái cây cha nhiu polyphenol nht. Đây là mt hot cht giúp tăng sc đ kháng cho h tim mch. Mt khác, cht ôxy hoá trong loi qu này còn tăng cường hệ miễn dịch cho con người, làm chm li quá trình lão hoá các tế bào mt.
Một ly nước ép vải mỗi ngày sẽ giúp bạn phòng tránh được rất nhiều bệnh, đặc biệt là liên quan đến hệ tim mạch.
Vi cung cp vitamin B
Các vitamin nhóm B thường có nhiệm vụ chuyển hoá carbonhydrate, protein, và các chất béo. Trong vải, đặc biệt là vải thiều chứa nhiều các vitamin nhóm B như thiamin, niacin, folate và riboflavin. Ngoài ra, loại quả này còn chứa nhiều beta-carotene, rất tốt cho đôi mắt.
Vải cung cấp vitamin C
Vải chứa nhiều vitamin C nhưng đặc biệt, vải sấy khô chứa hàm lượng vitamin C í tai ngờ tới. Để tận dụng nguồn vitamin C, hãy sấy khô những trái vải. Đây là dưỡng chất giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống lại các bệnh như cảm, sốt, viêm họng. Ngoài ra, vitamin cũng tham gia vào các quá trình trao đổi chất của da, xương và các mô.
Vải giúp chống ung thư
Vải có đặc tính chống ung thư. Loại trái cây này có chứa flavones, quercitin và kaemferol là những hợp chất mạnh mẽ trong việc chống lại sự phát triển các tế bào ung thư, đặc biệt là ung thư vú.
Vải giúp xương chắc khoẻ
Vải rất giàu phốt pho, magiê và khoáng chất như đồng, mangan, giúp xương chắc khỏe. Các hoạt chất này giúp gia tăng hiệu quả hoạt động của vitamin D, thúc đẩy cơ chế đồng hóa canxi, từ đó duy trì sức khỏe của xương.
Vải hỗ trợ hệ tiêu hoá hiệu quả
Vải chứa các chất xơ hòa tan giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh, đào thải các chất độc trong dạ dày, cải thiện vị giác, làm sạch ruột kết, chữa trị chứng ợ nóng và cảm giác rát ở dạ dày. Tinh chất làm se có trong hạt vải còn được sử dụng trong việc chữa trị các vấn đề về đường ruột và tẩy giun ruột.
Vải giảm nếp nhăn và tàn nhang
Oligonol là một polyphenol được tìm thấy nhiều trong quả vải. Oligonol có nhiều chất chống ôxy hóa và chống lại hoạt động của virus cúm. Chất này cũng giúp cải thiện lưu thông máu, giảm cân và bảo vệ da khỏi tia cực tím. Oligonol giúp giảm mỡ, tăng tuần hoàn máu, giảm mệt mỏi khi tập thể dục, tăng khả năng chịu đựng và làm giảm nếp nhăn, tàn nhang.
Vải chứa nhiều các chất dinh dưỡng thân thiện với da
Vải là nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng thân thiện với da như thiamin, niacin và đồng. Thiamin giúp chuyển hóa chất béo và protein cho da khỏe mạnh. Niacin làm tăng độ ẩm cho da trong khi với một lượng nhỏ đồng sẽ giúp tăng tốc độ làm liền da.
Vải giúp giảm cân
 Vải chứa ít calo, không có chất béo bão hòa hay cholesterol mà lại rất giàu chất xơ nên thích hợp với những người muốn giảm cân.
Vải giúp cho mái tóc khoẻ mạnh
Vitamin C, niacin và thiamin là những dưỡng chất thiết yếu trong việc nuôi dưỡng tóc. Vitamin C đóng vai trò tích cực, bảo đảm cung cấp đủ máu đến nang tóc của bạn.
Vải giúp  chống lão hóa
Vải có hàm lượng cao vitamin C chống oxy hóa và các vitamin nhóm B. Những chất này giúp bảo vệ cơ thể khỏi bị lão hóa từ ô nhiễm môi trường và tia cực tím, bảo vệ da khỏi bị hư hại. Do đó, ăn một lượng vải vừa đủ có thể giúp chống lại ung thư da hay viêm da.
>> Vải Thiều Lục Ngạn 
>> Vải Thiều Sấy Khô